Hiệu quả của công tác TTQB

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4.Hiệu quả của công tác TTQB

Mục đích của tuyên truyền quảng bá du lịch nhƣ đã nêu ở trên chủ yếu là việc cung cấp thông tin, giới thiệu tiềm năng du lịch, khả năng cung ứng các dịch vụ trên cơ sở điều kiện cơ sở hạ tầng, nhân lực du lịch và các điều kiện phụ trợ khác và trên cơ sở đó giúp khách du lịch tiềm năng định hƣớng đƣợc hình thức đi du lịch của họ. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có tác dụng khơi dậy hay kích thích nhu cầu đi du lịch của khách du lịch tiềm năng. Mục đích cơ bản của công tác này là thu hút khách du lịch đến với một điểm đến mà chủ thể của công tác này xác định sẽ đƣa vào nội dung để tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá.

Nhƣ vậy xem xét đánh giá mức độ lan tỏa của thông tin đƣợc TTQB là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Cụ thể nhƣ, sau một chƣơng trình tuyên truyền quảng bá, thông tin về điểm đến có đƣợc phổ biến rộng rãi trong thị trƣờng mục tiêu hay không, hình ảnh về điểm đến có thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hay không và đặc biệt là lƣợng khách đến từ thị trƣờng mục tiêu mà tại đó hoạt động tuyên truyền quảng bá đƣợc tổ chức có tăng lên so với trƣớc đó hay không. Tuy nhiên để xem xét ở góc độ này, cần có cuộc khảo sát, điều tra hoặc phỏng vấn khách/doanh nghiệp lữ hành tại thị trƣờng mục điêu đó. Một tiêu chí nữa là doanh thu từ du lịch của ngành hay doanh nghiệp có tăng lên sau một chƣơng trình tuyên truyền quảng bá hay không.

Các hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, theo một cách tiếp cận khác, đƣợc phân chia thành: Hiệu quả kinh tếHiệu quả văn hoá – xã hội. Trong đó, Hiệu quả kinh tế đƣợc thể hiện ở mức độ tăng của lƣợng khách đến (cả khách quốc tế và nội địa) và mức độ tăng doanh thu du lịch sau chƣơng trình tuyên truyền quảng bá đƣợc thực hiện sau một thời gian nhất định. Hiệu quả văn hoá - xã hội bao gồm: trƣớc hết là tình trạng phổ biến và lan toả của thông tin liên quan đến điểm đến sau mỗi chƣơng trình tuyên truyền quảng bá, tiếp theo là sự thay đổi về nhận thức về điểm đến và hình ảnh của điểm đến trong các đối tƣợng khách tiềm năng của thị trƣờng mục tiêu.

Khi xem xét đánh giá hiệu quả của công tác TTQB, cần phải xem xét tổng thể và toàn diện, bởi hoạt động du lịch nói chung còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là tính mùa vụ và các vấn đề về an ninh chính trị, thiên tai, dịch bệnh,…

Tiểu kết chương 1

TTQB là hoạt động cần thiết và quan trọng trong xúc tiến du lịch, nhằm thu hút số lƣợng lớn khách du lịch tiềm năng, tăng số lƣợng khách quay trở lại với một điểm đến, kích thích chi tiêu của du khách, góp phần vào phát triển du lịch. Để thúc đẩy phát triển du lịch ở các địa phƣơng (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng), hoạt động TTQB ở các địa phƣơng cũng cần tăng cƣờng, cần có đơn vị (bộ phận) chuyên trách, có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÁC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 39)