Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá của

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá của

bá của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Hà Nội

3.2.1. Xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá

Đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả cao và thống nhất từ các cấp, các ngành.

Trung tâm TTXTDL Hà Nội cần bám sát nội dung "Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030" đã đƣợc sự thông qua của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, để chủ động hoặc tham gia xây dựng chiến lƣợc marketing du lịch dài hạn và trƣớc mắt, bao gồm hoạt động TTQB du lịch, tạo dựng thƣơng hiệu du lịch cho Hà Nội. Cụ thể hóa chiến lƣợc bằng việc xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá cho giai đoạn 2012-2015, có thể đến 2020 và kế hoạch hành động cụ thể hàng năm. Các chƣơng trình kế hoạch xúc tiến quảng bá cần đƣợc sự thông qua và phê duyệt của UBND TP. Hà Nội và Sở VHTTDL Hà Nội.

Nội dung của các chƣơng trình, kế hoạch phải tập trung theo các thị trƣờng, và quảng bá cho các sản phẩm du lịch của Hà Nội đƣợc đề xuất trong bản quy hoạch theo từng thời kỳ. Luôn chú ý đến các nguyên tắc của TTQB để xây dựng các sản phẩm, chƣơng trình quảng bá du lịch. Kế hoạch TTQB gắn với một sự kiện cụ thể cần đƣợc thực hiện sớm, có thể trƣớc thời gian diễn ra từ một đến hai năm.

Do du lịch là ngành kinh tế có đặc điểm chịu tác động rất nhanh của môi trƣờng tự nhiên, xã hội và cũng có khả năng phục hồi nhanh chóng, do đó tùy theo tình hình của thị trƣờng, nên có tính sẵn sàng cho việc xây dựng các chƣơng trình, chiến dịch xúc tiến du lịch mang tính thời điểm để góp phần thu hút khách, ổn định sự phát triển. Bên cạnh đó, Trung tâm rất cần quan tâm có các giải pháp kịp thời để ứng phó với những khủng hoảng trong truyền thông.

3.2.2. Thực hiện xúc tiến quảng bá hỗn hợp

Đa dạng các hình thức quảng bá trên các phương tiện thông tin đảm bảo việc TTQB rộng rãi, phù hợp với định hướng thị trường du lịch của Hà Nội, nâng cao hiệu quả của công tác TTQB.

Trong định hƣớng phát triển du lịch Hà Nội, thị trƣờng khách du lịch đƣợc xác định rất rộng về phạm vi. Do đó, đối tƣợng cần TTQB rất đa dạng. Việc thực hiện kết hợp các hình thức quảng bá là việc làm cần thiết, do mỗi phƣơng tiện quảng bá có lợi thế riêng, có đối tƣợng quan tâm, khai thác sử dụng riêng, và đòi hỏi phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ riêng.

Tiếp tục duy trì các hình thức truyền thống trên cơ sở nâng cấp, cải tiến về nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và thời đại.

Cần quan tâm một số hình thức chủ yếu dƣới đây:

Website xúc tiến quảng bá du lịch Hà Nội: Trung tâm TTXTDL Hà Nội ƣu tiên phát triển hoàn thiện website, phục vụ cho các thị trƣờng trọng điểm, trƣớc mắt nâng cấp, bổ sung nội dung thông tin cho phiên bản tiếng Việt, và tiếng Anh, tiến đến một số thứ tiếng khác nhƣ Pháp, Trung, Hàn.

Khi trang web đƣợc củng cố, Trung tâm có điều kiện để huy động đƣợc nguồn kinh phí từ các đoanh nghiệp bổ sung thêm cho hoạt động thông tin. Thông tin cung cấp trên website đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, chi tiết, đa dạng hơn . Bản thân trang website này nên đƣợc quảng bá nhiều hơn (thông qua trao đổi link, quảng bá trên website với một số website chuyên ngành có uy tín, có

đối tƣợng truy cập lớn, nhƣ website của TCDL, một số tổ chức thế giới,... Trên website, cần có "diễn đàn" để tiếp nhận/cung cấp ý kiến phản hồi của những đối tƣợng đã từng đi du lịch ở Hà Nội.

Tuy nhiên, xác định website có hạn chế nhất định nhƣ để truy cập đƣợc internet, thì đòi hỏi phải có trang bị nhất định và ngƣời khai thác có trình độ tin học nhất định.

Ấn phẩm : kết hợp 2 hình thức ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử. Phát triển hình thức ấn phẩm điện tử quảng bá du lịch Hà Nội, do hình thức này dễ dàng quảng bá, cung cấp cho các đối tƣợng, nhanh, không phụ thuộc khoảng cách, đƣợc phát hành thông qua môi trƣờng internet.

Tăng cƣờng xuất bản sách hƣớng dẫn du lịch hàng năm, chú ý bổ sung thêm ấn phẩm tiếng Anh. Trong sách hƣớng dẫn du lịch, cần chú ý phải có bản đồ du lịch chi tiết.

Xây dựng một số tờ gấp/sách mỏng du lịch chuyên đề nhƣ về hệ thống bảo tàng, làng nghề truyền thống, hoặc một số điểm đến tiêu biểu nhƣ Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Văn Miếu, danh thắng chùa Hƣơng,...

Không sử dụng một ấn phẩm qua nhiều năm.

Hội chợ du lịch: tham gia hội du lịch cả trong nƣớc và quốc tế, chủ yếu chọn những hội chợ gắn với thị trƣờng du lịch đƣợc xác định. Tùy từng điều kiện có thể tham gia độc lập hoặc liên kết với cơ quan của quốc gia hay các địa phƣơng khác, hoặc huy động sự tham gia của các doanh nghiệp để tăng quy mô chung của gian hàng và tiết kiệm chi phí.

Tổ chức các đoàn famtrip, presstrip, khảo sát tuyến, điểm du lịch. Tùy theo điều kiện, đặc điểm của tuyến khảo sát, xác định các đối tƣợng tham gia khảo sát, cần mời các đoàn báo chí, doanh nghiệp, quản lý... Với các tuyến, điểm mới, rất cần sự tham gia của nhiều thành phần. Bên cạnh đó, việc đánh

giá các điểm du lịch đã đƣa vào phục vụ hoạt động du lịch là hoạt động cần thiết. Do sản phẩm du lịch tuân theo quy luật về vòng đời sản phẩm, nên để kéo dài và duy trì đƣợc tính hấp dẫn, việc đánh giá lại và có cơ sở "làm mới" sản phẩm là rất có ý nghĩa với điểm đến nói riêng và việc phát triển du lịch nói chung.

Tổ chức sự kiện: Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch, du lịch – văn hóa,... Với các chƣơng trình, sự kiện có quy mô lớn, cần tổ chức họp báo để giới thiệu rộng rãi tới công chúng trƣớc.

Quảng cáo qua các kênh truyền hình: Xây dựng các đoạn phim video để quảng cáo qua các kênh truyền hình trong nƣớc (kênh truyền hình phủ sóng toàn quốc, các địa phƣơng khác, nƣớc ngoài).

Hình thức khác: cần đề xuất phƣơng pháp để duy trì hệ thống ki-ốt điện tử thông tin du lịch. Với những trạm bị hỏng, Trung tâm cần đề xuất các phƣơng án để khôi phục, bảo dƣỡng. Nhƣ vậy, một mặt để TTQB hiệu quả, và một mặt tránh lãng phí.

Cần thực hiện quảng bá trên các website du lịch có uy tín trong nƣớc và quốc tế, quảng bá về Trung tâm, về sản phẩm của Trung tâm, hoặc về một sự kiện mà Trung tâm chuẩn bị tham gia hoặc tổ chức thực hiện...

Nâng cấp nội dung tuyên truyền, quảng bá:

Nội dung đƣợc quảng bá gắn với các dòng sản phẩm du lịch của Hà Nội, tập trung cho các sản phẩm nổi tiếng, có truyền thống của Hà Nội, và các dòng sản phẩm chính đƣợc xác định theo định hƣớng phát triển du lịch của Hà Nội, nhƣng chú ý nguyên tắc tính thực tiễn trong quảng cáo. Du lịch văn hóa đƣợc coi là thế mạnh lớn nhất của Hà Nội, sẽ là nền tảng để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng của Thủ đô. Bên cạnh đó với lợi thế là một Thủ đô và đặc điểm tài nguyên du lịch, các dòng sản phẩm khác nhƣ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch MICE, du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí đƣợc quảng bá

đầy đủ. Nội dung quảng bá cần đƣợc xây dựng phù hợp theo thị trƣờng và theo dòng sản phẩm.

Thông tin về các điểm đến, các dịch vụ du lịch (khách sạn, quán ăn,...), các hoạt động du lịch cần đƣợc cập nhật chi tiết, đầy đủ hơn trên website và các ấn phẩm du lịch.

Cần đầu tƣ đổi mới thiết kế, maket các ấn phẩm du lịch phải đƣợc nghiên cứu, bổ sung nội dung, thay đổi hình thức để tạo sự hấp dẫn và phong phú thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Nghiên cứu sâu về thị trường khách du lịch

Có các thông tin về thị trường giúp cho thực hiện TTQB đúng mục tiêu, xây dựng được các sản phẩm phục vụ quảng bá phù hợp.

Dựa trên các thị trƣờng khách quốc tế và trong nƣớc đƣợc xác định trong quy hoạch phát triển du lịch của Thành phố, Trung tâm TTXTDL Hà Nội cần có các nghiên cứu cụ thể với từng thị trƣờng, phân đoạn thị trƣờng rõ ràng, để nắm bắt đƣợc đặc điểm của các đối tƣợng của TTQB về sở thích, tâm lý,…

Thị trƣờng quốc tế mục tiêu đƣợc xác định gồm: a) Thị trƣờng truyền thống: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan); Úc; Tây Âu (Pháp, Đức, Anh); Bắc Mỹ và ASEAN; b) Thị trƣờng mới: Trung Đông và Bắc Âu. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chủ yếu qua đƣờng hàng không, trực tiếp sân bay Nội Bài, tiếp theo là sân bay quốc tế, và một bộ phận từ cửa khẩu đƣờng bộ, đƣờng sắt.

Khách du lịch nội địa của Hà Nội chủ yếu là từ các tỉnh, thành trong vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, mục đích chính là khách hành hƣơng tín ngƣỡng, tham quan, khách công vụ, khách MICE; một bộ phận lớn ngƣời dân Hà Nội đi du lịch trong địa bàn thành phố, đa phần khách du lịch cùng gia đình vào cuối tuần, học sinh, sinh viên, nhóm trẻ,...

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác xúc tiến du lịch tại một thị trƣờng.

3.2.4. Củng cố, mở rộng liên kết quảng bá du lịch Hà Nội và quảng cáo về Trung tâm cáo về Trung tâm

Tăng sức mạnh lan tỏa thông tin, tăng cường vai trò của hoạt động du lịch trong xã hội, giảm được chi phí trong xúc tiến quảng bá du lịch.

Trung tâm tiếp tục củng cố mối liên kết đã có với các địa phƣơng, với các doanh nghiệp du lịch trong cả nƣớc; đồng thời cần mở rộng liên kết xúc tiến quảng bá du lịch với các địa phƣơng khác, liên kết với Hiệp hội Du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội có hơn 1700 cơ sở lƣu trú và hơn 450 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Việc mở rộng, liên kết đƣợc với số doanh nghịêp này sẽ góp phần quảng bá rất mạnh về du lịch Hà Nội, cùng xây dựng phát triển thƣơng hiệu du lịch của Thủ đô, đảm bảo tính thống nhất về nội dung thông tin tới du khách. Liên kết này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, cùng trao đổi thông tin giữa hai bên, tổ chức các đoàn khảo sát du lịch, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ,...

Thông qua đó, sẽ quảng bá đƣợc về Trung tâm để nhiều ngƣời biết đến hơn; xây dựng hình ảnh cho Trung tâm, tạo ra sự tin cậy về thông tin cho các đối tƣợng quan tâm đến du lịch Hà Nội.

Bên cạnh đó, Trung tâm cần tăng cƣờng phối hợp giữa các ban, ngành của Hà Nội trong việc quảng bá du lịch Hà Nội, có thể mở rộng liên kết với một số Thủ đô, thành phố khác trong khu vực và trên thế giới để xúc tiến du lịch.

3.2.5. Xây dựng các cơ sở dữ liệu

Xây dựng được kho thông tin phục vụ cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thuận tiện, có cơ sở thực tiễn, góp phần phân tích thị trường

Thông tin có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Để có thông tin nhanh chóng, chính xác cho các hoạt động, Trung tâm TTXTDL Hà Nội cần chú trọng củng cố kho thông tin, tƣ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến: CSDL về doanh nghiệp lữ hành (quốc tế, nội địa), cơ sở lƣu trú, các điểm đến, các đối tác, thị trƣờng…

3.2.6. Củng cố bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

Về cơ bản, bộ máy tổ chức của Trung tâm đã đáp ứng cho thực hiện các nhiệm vụ chức năng, tuy nhiên, cần bổ sung thêm bộ phận có chức năng nghiên cứu thị trƣờng, trong đó có các nhóm chuyên từng thị trƣờng cụ thể. Để thực hiện nghiên cứu tốt, cần có sự hợp tác chặt chẽ với Phòng nghiệp vụ Lữ hành của Sở VHTTDL và một số cơ quan của Tổng cục Du lịch nhƣ Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Trung tâm Thông tin du lịch.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, tùy theo vị trí và chuyên môn, cần sắp xếp bố trí để cử ngƣời tham gia các bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cả về trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Các bộ phận chuyên môn phục vụ chức năng xúc tiến, thông tin của Trung tâm cần đƣợc tăng cƣờng nhân lực, có thể theo các hình thức cộng tác viên dựa trên việc khai thác mạnh các nguồn thu để bổ sung kinh phí hoạt động, giảm chi từ ngân sách nhà nƣớc.

Trung tâm cử cán bộ học về nghiệp vụ xúc tiến, thông qua các khóa học bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ do Tổng cục Du lịch tổ chức, hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo phù hợp, hoặc cử ngƣời tham gia bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài. Nội dung bồi dƣỡng cần cả những kiến thức cơ bản về du lịch, marketing du lịch và không thể thiếu ngoại ngữ (một số ngoại ngữ cơ bản theo thị trƣờng: tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung).

3.2.7. Triệt để ứng dụng công nghệ

Tăng tính hấp dẫn và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch, hỗ trợ mạnh cho quản lý, khắc phục "khoảng cách".

Hiện nay, khái niệm thƣơng mại điện tử (e-marketing), ấn phẩm điện tử (e-brochures), hội nghị trực tuyến... đã dần trở nên quen thuộc với mọi lĩnh vực, đặc biệt có ý nghĩa với các ngành kinh doanh, dịch vụ, bởi thông qua mạng lƣới internet toàn cầu, thông tin và hình ảnh về các sản phẩm sẽ đến với mọi ngƣời nhanh hơn, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý. Sử dụng công nghệ, hình ảnh về du lịch đất Thủ đô đƣợc lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi. Đồng thời, với công nghệ, Trung tâm sẽ hỗ trợ, tƣ vấn, và cung cấp thông tin cho khách du lịch tiềm năng rất nhanh chóng.

Hơn nữa, sử dụng công nghệ, tăng cƣờng phƣơng tiện truyền thông, làm việc, trao đổi qua mạng internet, còn khắc phục yếu tố "khoảng cách" của Trung tâm TTXTDL do có vị trí xa trung tâm thành phố.

3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các TTXTDL ở các địa phƣơng khác khác

a) Xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá

Các Trung tâm XTDL cần chủ động xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá cho một giai đoạn phát triển (2012-2015, đến 2020) và cụ thể hàng năm trên cơ sở bám sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đặc biệt là kế hoạch phát triển du lịch chung của địa phƣơng, và có sự thống nhất gắn kết với hoạt động xúc tiến du lịch của quốc gia. Các hoạt động của Trung tâm XTDL cần có sự gắn kết chặt chẽ trong các hoạt động của Sở VHTTDL địa phƣơng và UBND tỉnh, đảm bảo các hoạt động đƣợc thống nhất từ các cấp, các ngành.

Trung tâm cần tham gia xây dựng chính sách phát triển du lịch của địa phƣơng nói chung nhƣ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du

lịch,... tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong, ngoài tỉnh và quốc tế đến với địa phƣơng.

Trong xây dựng kế hoạch hoạt động, cần thực hiện quy trình thống nhất, xác định rõ mục tiêu của từng hoạt động TTQB, với kinh phí đƣợc đầu tƣ cụ thể để lập nội dung triển khai, và tổ chức có hiệu quả. Kết thúc mỗi hoạt động, cần có các đánh giá hiệu quả làm cơ sở và bài học kinh nghiệm cho thực hiện các hoạt động khác. Với cách nhìn nhận hiện tại ở một số nơi, cần TTQB du lịch còn để nâng cao nhận thức đúng về phát triển du lịch cũng nhƣ vai trò của xúc tiến quảng bá du lịch ngay trong một số cấp lãnh đạo, đó là ngoài thu hút khách, tăng thu từ du lịch, còn thu hút dự án đầu tƣ phát triển du lịch tại địa

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 84)