Hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành liên quan

Tính đến tháng 6/2012, trên toàn quốc đã có 1040 doanh nghiệp lữ hành có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và trên 489 khách sạn từ 3 đến 5 sao1

. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu phát triển, định hƣớng khách hàng, định hƣớng sản phẩm khác nhau và đặc biệt là kinh nghiệm, trình độ chuyên môn khác nhau và khả năng tài chính cũng khác nhau nên các biện pháp tuyên truyền, quảng bá cũng khác nhau. Có thể thấy các doanh nghiệp này là lực lƣợng lớn có đóng góp cho việc quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và cũng nhƣ từng điểm đến ở các địa phƣơng. Một số hình thức xúc tiến du lịch mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang thực hiện nhƣ sau:

- Tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về du lịch với các cách thức nhƣ: (1) Tham gia gian hàng chung theo chuỗi của các tập đoàn lớn xuyên quốc gia hay các công ty liên doanh, của Du lịch Việt Nam cùng với TCDL / Hiệp hội Du lịch, với các đối tác trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài; (2) Thuê gian hàng riêng; (3) Tham gia với tư cách là VISITOR, nghĩa là không thuê gian hàng mà đến hội chợ để làm quen, tìm đối tác.

- Tham gia các chƣơng trình giới thiệu điểm đến ở nƣớc ngoài do Tổng cục Du lịch hoặc địa phƣơng (UBND, Sở VHTTDL) tổ chức.

- Tổ chức/tham gia các đoàn khảo sát cho hãng lữ hành và nhà báo quốc tế và trong nƣớc.

- Tuyên truyền, quảng cáo trên internet: Xây dựng website trên internet để TTQB là một hình thức phổ biến đối với các doanh nghiệp du lịch, do chi

phí thấp và khả năng tiếp cận đƣợc nhiều đối tƣợng từ nhiều nƣớc khác nhau một cách nhanh chóng.

- Sản xuất, phát hành ấn phẩm, vật phẩm quảng cáo: Sách, bản đồ, tập gấp, tờ rơi, ảnh giới thiệu những thông tin chung về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, về sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp nhƣ chƣơng trình, khách sạn, các dịch vụ ăn nghỉ, tham quan và giá trọn gói hoặc giá các dịch vụ.

- Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: các tạp chí, báo, sách chuyên đề về du lịch có uy tín,

- Thành lập Văn phòng đại diện ở một số thị trƣờng trọng điểm: chỉ một số công ty lữ hành quốc tế lớn có đủ khả năng mở văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 46)