Giải pháp về thị trƣờng và các hoạt động khuyến khích khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 123)

Khách du lịch là những ngƣời sử dụng các sản phẩm, các dịch vụ du lịch. Nhu cầu của khách du lịch có tác động định hƣớng rất lớn đối với các chủ thể kinh doanh du lịch. Khách du lịch cũng là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân địa phƣơng và thái độ, hành vi ứng xử của khách cũng sẽ tác động rất lớn đến cộng đồng địa phƣơng. Trong quá trình du lịch của mình, khách du lịch có thể mang lại những tác động tích cực tới môi trƣờng và tài nguyên vùng ven biển, hải đảo và các tài nguyên văn hóa (xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trƣờng biển dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trƣờng sống của động thực vật biển; chạm, khắc tên lên đá, cây, di tích…), nhƣng đồng thời du khách cũng có những vai trò nhất định trong việc bảo vệ môi trƣờng. Để du khách thật sự tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên du lịch dải ven biển thì đòi hỏi phải gắn công tác tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng cảnh quan với việc xây dựng ý thức và trách nhiệm về môi trƣờng cho khách du lịch ngay từ khi tiếp cận thông tin du lịch. Cụ thể nhƣ sau:

- Du khách phải đƣợc giáo dục, diễn giải về môi trƣờng, sinh thái, tài nguyên khu vực biển, đảo. Cụ thể là những hoạt động đƣợc làm, không đƣợc làm tại các điểm du lịch; ý thức bảo vệ môi trƣờng, trân trọng các giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống; việc tiết kiệm và giảm tiêu thụ, sử dụng điện, nƣớc, các sản phẩm có hại…

- Du khách đƣợc khuyến khích tham gia vào các chƣơng trình vệ sinh làm sạch điểm du lịch nhƣ thu nhặt rác thải trên bãi cát, trồng cây xanh góp phần làm xanh hóa điểm đếnNhững việc này không những giúp du khách nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng mà còn mang lại niềm vui và những kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi.

- Du khách phải đƣợc khuyến khích sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm địa phƣơng từ các làng nghề truyền thống của cƣ dân ven biển nhƣ: hải sản, đồ thủ công làm từ vỏ sò, ốc, đồ gốm, đồ thổ cẩm,..Điều này ngoài việc giúp khôi phục và duy trì phát triển các làng nghề, còn giúp đem lại thu nhập cho cộng đồng cƣ dân vùng biển, hơn nữa còn góp phần quảng bá các sản phẩm của địa phƣơng tới các vùng, miền khác.

- Du khách tham gia các loại hình du lịch nhƣ du lịch tắm biển, du lịch thể thao biển phải đƣợc hƣớng dẫn các khu vực phù hợp, tránh tình trạng xảy ra các sự cố nhƣ đuối nƣớc,…

Xác định tính chất đối với từng thị trƣờng khách, đề xuất thị trƣờng tiềm năng, nghiên cứu tính mùa vụ đối với từng thị trƣờng, hƣớng tới những thị trƣờng có nhu cầu cao về chất lƣợng cảnh quan biển và hƣởng ứng tích cực cho các hoạt động bảo tồn bảo vệ tự nhiên và môi trƣờng xã hội.

Lựa chọn chính sách giá du lịch hợp lý theo mùa cho các thị trƣờng khách mục tiêu và các thị trƣờng tiềm năng khác sẽ góp phần xây dựng nên một thƣơng hiệu về chất lƣợng dịch vụ cho du lịch biển tỉnh Bình Thuận. Qua đó xây dựng chiến lƣợc phù hợp tới từng thị trƣờng khách và từng loại hình sản phẩm du lịch. Có chính sách ƣu đãi giá và phí dịch vụ đối với các thị trƣờng khách có ý thức trong vấn đề gìn giữ và bảo tồn tài nguyên du lịch.

Coi trọng thị trƣờng khách nội địa: tập trung phát triển thị trƣờng khách hiện có, đặc biệt là thị trƣờng khách đến từ các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh Đà Lạt, Nha Trang, ngoài ra là khách từ các tỉnh lân cận và khách du lịch trong tỉnh. Phát

triển thị trƣờng khách du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần, kết hợp công việc và thăm thân nhân.

Khách quốc tế: tập trung mở rộng thị trƣờng khách quốc tế đến từ Châu Âu, Châu Mỹ và một số nƣớc Châu Á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản. Vì các nƣớc khu vực này có nhu cầu nghỉ dƣỡng biển và đang có xu hƣớng đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là du lịch biển, đảo.

Xây dựng chƣơng trình marketing điểm đến cho du lịch biển Bình Thuận, chƣơng trình này cần đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trƣờng du lịch quốc tế và thị trƣờng du lịch cao cấp trong nƣớc, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hình ảnh của du lịch Bình Thuận trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)