Con ngƣời là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại. bởi vậy rất cần thiết phải có chƣơng trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực du lịch hàng năm, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với sự phát triển của ngành:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Có chƣơng trình đào tạo, thu hút nhân tài và chính sách đào tạo, nhằm từng bƣớc xây dựng đƣợc đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trƣờng.
- Các ngành liên quan chủ động điều tra thực trạng nguồn lao động và nhu cầu đào tạo tại các đơn vị kinh doanh du lịch tại các khu vực ven biển và triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch - dịch vụ. Có kế hoạch đầu tƣ cho 02 trung tâm hỗ trợ việc làm (Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Giới thiệu việc làm) và 04 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch (Trƣờng Trung cấp nghề, Trƣờng Cao đẳng nghề, Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng và Trƣờng Đại học Phan Thiết).
- Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý du lịch, quản lý khách sạn, các khu nghỉ dƣỡng biển, quản lý nhà hàng, hƣớng dẫn viên và kỹ năng giao tiếp cho các đối tƣợng hành nghề dịch vụ du lịch cộng đồng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề nhƣ kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân, ngoại ngữ chuyên ngành du lịch (tiếng Anh, tiếng Nga,…), hƣớng dẫn viên du lịch nội địa, kế toán doanh nghiệp du lịch.
- Đặc biệt, chú trọng và ƣu tiên con em của cƣ dân địa phƣơng vùng ven biển, hải đảo đang học các trƣờng về nghiệp vụ du lịch, đồng thời rà soát lại số con em đã tốt nghiệp ngành du lịch tiến hành quy hoạch để phát triển nguồn lực này.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ theo hình thức tại chỗ và tham gia các lớp đào tạo Đào tạo viên do Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (Dự án EU) tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Triển khai công tác giáo dục trong cộng đồng từ trong trƣờng học đến địa bàn dân cƣ để nâng cao trình độ dân trí về văn hóa du lịch biển và cách cƣ xử đối với du khách nhằm góp phần thực hiện tốt các tiêu chí của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển.
- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, ngƣời lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nƣớc phát triển mạnh về du lịch, thông qua các quan hệ ở một số nƣớc có trình độ.
- Yêu cầu các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án nƣớc ngoài phải có chƣơng trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho cán bộ quản lý và ngƣời lao động địa phƣơng.
Đối với hướng dẫn viên du lịch
- Là ngƣời đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc đón tiếp, tổ chức và thực hiện các chƣơng trình du lịch, hƣớng dẫn viên phải là ngƣời am hiểu các kiến thức về môi trƣờng ven biển và tại các điểm đến du lịch của khu vực ven biển. Hiểu biết về đặc điểm môi trƣờng và du lịch sinh thái điểm đến du lịch còn giúp hƣớng dẫn viên dễ dàng trong việc hƣớng dẫn, tổ chức và kiểm soát việc tuân thủ của du khách đối với các quy định về bảo vệ môi trƣờng du lịch biển.
- Hƣớng dẫn viên phải làm gƣơng cho du khách trong việc tuân thủ và thực hiện các quy chế về bảo vệ môi trƣờng biển và tài nguyên du lịch dải ven biển.
- Hƣớng dẫn viên cần trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu khi tham gia hƣớng dẫn cho từng loại hình du lịch, ví dụ: hƣớng dẫn viên loại hình du lịch lặn nhất thiết phải là ngƣời có kinh nghiệm về bơi lặn, có kiến thức sâu rộng về thế giới sinh vật biển dƣới lòng đại dƣơng,...
- Khuyến khích sử dụng hƣớng dẫn viên địa phƣơng chính là những ngƣời dân sống tại các khu vực ven biển. Vì hơn ai hết họ là những ngƣời am hiểu tƣờng tận về vùng đất, về tự nhiên nơi mình sinh sống. Những kiến thức này đƣợc tích lũy từ chính đời sống thƣờng nhật hàng ngày. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích: du khách đƣợc cung cấp thông tin chi tiết, chân thực và thu hút, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho chính cƣ dân địa phƣơng,..
- Kiến thức pháp luật về môi trƣờng cụ thể nhƣ Luật môi trƣờng, Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch. Hƣớng dẫn viên cần phải nắm đƣợc căn cứ pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Các kiến thức này đặc biệt hữu ích khi hƣớng dẫn viên đi hƣớng dẫn các đoàn khách quốc tế, những ngƣời đến từ những nƣớc có những quy định khác chúng ta về môi trƣờng và môi trƣờng du lịch.
Đối với cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phƣơng chính là những ngƣời dân sống tại các khu vực ven biển nhƣ: cƣ dân các làng chài ven biển, cƣ dân trên đảo,..Họ chính là những ngƣời chủ sở hữu các nguồn tài nguyên du lịch dải ven biển, vì thế hơn ai hết là những ngƣời hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng tại các điểm du lịch có vai trò then chốt trong việc khai thác phát triển tài nguyên du lịch dải ven biển. Nó đƣợc thể hiện ở chỗ sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng một mặt giúp họ nhận thức đƣợc vai trò của họ trong việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, đồng thời có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách có hành vi và ứng xử thân thiện với môi trƣờng. Từ kinh nghiệm thực tiễn của nhiều địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế cho thấy,
công tác bảo vệ môi trƣờng chỉ thành công khi huy động đƣợc sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi ngƣời dân. Sự tham gia của các lực lƣợng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dƣ luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho các địa phƣơng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng. Đối với hoạt động du lịch tại các khu vực làng chài – nơi sự nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng còn hết sức hạn chế, vận động cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trƣờng càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng…Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phát triển và bảo vệ môi trƣờng tài nguyên du lịch dải ven biển cần phải:
- Cung cấp cho ngƣời dân đầy đủ thông tin về những tác động nhiều chiều của hoạt động du lịch bao gồm cả tac động tích cực và tiêu cực.
- Đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động du lịch từ khi lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện, giám các kế hoạch về du lịch. Việc làm này không những có tác dụng giảm áp lực của cộng đồng địa phƣơng đối với môi trƣờng tài nguyên do việc khai thác cho cuộc sống, sinh hoạt mà còn tạo cơ hội cho ngƣời dân có việc làm, thu nhập; hơn nữa lại giúp ngƣời dân có tinh thần trách nhiệm cao hơn với môi trƣờng và tài nguyên khu vực.
- Tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm dƣới sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch, du lịch cộng đồng. Các cá nhân tham gia các lớp tập huấn này phải có trách nhiệm truyền đạt và phổ biến các nội dung đã đƣợc tập huấn tới cộng đồng và địa phƣơng của mình.
- Tổ chức các câu lạc bộ xanh cho cộng đồng địa phƣơng. Các câu lạc bộ này khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào tìm học tập, tìm hiểu về thiên nhiên-môi trƣờng và tham gia thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trƣờng khu vực. Các hoạt động của mô hình câu lạc bộ xanh tạo cơ hội cho ngƣời
dân đƣợc học về môi trƣờng, trong môi trƣờng, và vì môi trƣờng. Các câu lạc bộ này đặc biệt thích hợp đối với các em nhỏ tại địa phƣơng.
- Thành lập đội tự quản vệ sinh môi trƣờng du lịch ven biển, hoạt động bằng kinh phí trích góp từ hoạt động du lịch. Đội tự quản này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động các vấn đề về môi trƣờng và môi trƣờng du lịch.
- Thông qua hoạt động tuyên truyền các cấp từ phƣờng xã, các cơ sở và tới từng gia đình, làm cho ngƣời dân hiểu đƣợc những nguồn lợi thu đƣợc từ phát triển du lịch, đồng thời nhận thức đƣợc giá trị của vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng du lịch theo hƣớng phát triển bền vững, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
- Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng du lịch trong chƣơng trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch. Bên cạnh đó, đƣa các kiến thức về bảo tồn, gìn giữ, trân trọng và ý thức về cảnh quan môi trƣờng du lịch, các di tích lịch sử vào trong nhà trƣờng, thông qua đó nâng cao ý thức và nhận thức cho giới trẻ, đồng thời tuyên truyền các kiến thức và trách nhiệm bảo tồn cảnh quan du lịch tới từng gia đình.
- Đối với cƣ dân sinh sống tại các làng chài ven biển phải đƣợc giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng ven biển - đồng thời là môi trƣờng sống của chính họ. Đồng thời, có ý thức tiếp nhận và giới thiệu đến du khách những điều mới lạ trong đời sống và lao động của ngƣời dân vùng biển, là yêu cầu của loại hình du lịch tham quan cuộc sống thƣờng nhật.
- Đối với cƣ dân tại các làng nghề Chăm, phải đƣợc nâng cao ý thức gìn giữ bảo tồn các giá trị truyền thống, những ngƣời bà, ngƣời mẹ trong làng chỉ dạy, truyền nghề lại cho con cháu làm ra những sản phẩm vừa thể hiện đƣợc nét độc đáo của văn hóa dân tộc mình, vừa có giá trị sử dụng trong đời sống thƣờng nhật.
- Nâng cao ý thức của ngƣời dân về thái độ ứng xử, giao tiếp văn minh lịch sự, gần gũi, hiếu khách, tạo ấn tƣợng tốt với du khách.
- Đặc biệt, bồi dƣỡng thêm ngoại ngữ cho ngƣời dân khu vực ven biển, để họ có khả năng giao tiếp với du khách nƣớc ngoài. Điều này vừa giúp cho ngƣời dân có thể phần nào chuyển tải đƣợc những thông điệp của mình đến du khách, vừa thuận lợi cho hoạt động kinh tế của dân địa phƣơng.