Định hƣớng không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 111)

Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và tiềm năng tài nguyên du lịch dải ven biển. Đề tài xác định đối tƣợng cần đƣợc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh bao gồm: Cảnh quan bờ biển và đảo; cảnh quan vùng đồi cát; các điểm cảnh quan nhân tạo nhƣ: Các công trình kiến trúc, văn

hoá và di tích lịch sử truyền thống dọc theo dải ven biển và các làng chài ven biển,…

Các không gian dành cho hoạt động bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch cho từng khu vực, cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau:

Cảnh quan biển là đặc trƣng nổi bật nhất của du lịch Bình Thuận, với các giá trị cảnh quan cần bảo tồn và phát triển bao gồm: Cảnh quan bãi cát ven biển; Cảnh quan đặc trƣng của đô thị ven biển; Cảnh quan các khu du lịch ven biển; Cảnh quan các cồn cát tự nhiên; Cảnh quan đô thị và các công trình kiến trúc và di tích lịch sử truyền thống dọc theo dải ven biển; Cảnh quan làng chài ven biển; Cảnh quan hải đảo.

Nhiệm vụ cụ thể đối với từng khu vực cảnh quan đƣợc xác định nhƣ sau: - Bảo tồn cảnh quan khu trung tâm thành phố Phan Thiết, nơi tập trung các công trình hành chính, trung tâm hội nghị, các công trình kiến trúc truyền thống, di tích lịch sử gắn với lễ hội: Quy hoạch phát triển công viên cảnh quan hai bên bờ sông Cà Ty, tạo nên một tổng thể cảnh quan du lịch hài hòa và hấp dẫn. Quy hoạch không gian dành cho đi bộ, nơi diễn ra các hoạt động lễ hội du lịch cuối tuần và tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm truyền thống địa phƣơng. Khôi phục và tôn tạo cảnh quan đặc thù tại các khu vực bãi tắm Đồi Dƣơng, ƣu tiên quỹ đất cho các hoạt động vui chơi giải trí của ngƣời dân và khách du lịch. Khôi phục cảnh quan hàng dừa ven biển là đặc trƣng nổi bật nhất của tuyến đƣờng du lịch ven biển từ Hàm Tiến đến Mũi Né.

- Đối với các điểm cảnh quan có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ: Đồi Cát bay, Suối tiên, bãi tắm Hòn Rơm – Phan Thiết; Mũi La Gàn, Cù lao Câu - huyện Tuy Phong; Cam Bình, Ngảnh Tam Tân - thị xã LaGi; Tân Thắng – Hàm Tân; Đảo Phú Quý cần triển khai lập các quy hoạch cụ thể nhằm quản lý quỹ đất dành cho du lịch, giám sát hoạt động bảo vệ tài nguyên cũng nhƣ tạo cở sở thu hút đầu tƣ, đồng

thời định hƣớng cho cộng đồng địa phƣơng cùng tham gia công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan cho các điểm du lịch.

- Triển khai đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển cảnh quan tài nguyên tự nhiên với bảo tồn cảnh quan tài nguyên nhân văn theo dải ven biển, bao gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu, các công trình văn hóa, di tích lịch sử gắn với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong địa bàn nhƣ: Tháp nƣớc Phan Thiết; Tháp Pô Sah Inƣ, Lầu Ông Hoàng ...

- Khu vực đồi cát Trinh Nữ, Bàu Trắng là một vùng cảnh quan đẹp và hấp dẫn với những trảng cát trắng, trùng điệp bao quanh một vùng hồ nƣớc ngọt rộng lớn, không khí thoáng mát trong lành, giàu tiềm năng phát triển các loại hình du lịch vui chơi thể thao trên cát, kết hợp nghỉ dƣỡng cuối tuần. Cần đƣợc triển khai các quy hoạch cụ thể về phát triển không gian kiến trúc cảnh quan, định hƣớng bảo tồn tài nguyên cảnh quan cho các nhà đầu tƣ du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)