Định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 110)

Du lịch sẽ không có tƣơng lai nếu không phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững của du lịch chỉ có thể đạt đƣợc khi sự tăng trƣởng về mặt chất lƣợng, chứ không chỉ tăng trƣởng về mặt số lƣợng. Sự tăng trƣởng về mặt chất lƣợng của du lịch sẽ kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, duy trì các lợi ích và các giá trị xã hội trong quá trình phát triển du lịch.

Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển cần tuân thủ theo đúng các quy định của luật pháp, cụ thể là Luật Du lịch. Đây chính là hành lang pháp lý tạo tiền đề cho việc xây dựng quy chế quản lý cũng nhƣ hƣớng dẫn các dự án đầu

tƣ, hoặc các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch trên địa bàn có trách nhiệm với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch.

Đối với các khu vực đang khai thác khoáng sản dọc ven biển, cần giám sát vấn đề thu gom xử lý chất thải, nƣớc thải trong và sau khi khai thác. Có giải pháp trả lại nguyên trạng mặt bằng để chuyển giao cho các dự án đầu tƣ phát triển du lịch. Đầu tƣ phát triển hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển nhƣ phi lao, xoan chịu hạn kết hợp với trồng dừa và rừng phòng hộ, trồng cây xanh có bóng mát ở các tuyến đƣờng trong khu du lịch, cải thiện khí hậu khu vực, khoanh nuôi bảo vệ rừng non, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển hạn chế những tác động nguy cơ sa mạc hoá vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Xúc tiến các quy hoạch phát triển du lịch đối với các vùng có tài nguyên cảnh quan du lịch đang còn ở dạng tiềm năng nhƣ vùng hải đảo. Tạo cơ sở cho các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến công đến việc tôn tạo, phát huy giá trị các hệ thống di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói chung và dọc theo dải ven biển nói riêng, không phân biệt di tích lớn hay nhỏ vì mỗi loại di tích đều có ý nghĩa và mang giá trị văn hóa riêng biệt. Đặc biệt là các công trình kiến trúc, văn hóa, các làng nghề tiêu biểu của ngƣời Chăm hiện có vì đó là nét văn hóa riêng biệt mà nhiều tỉnh thành khác trên cả nƣớc không có đƣợc. Chính những giá trị này sẽ góp phần bổ trợ cho hoạt động du lịch biển nói riêng và du lịch sinh thái theo dải ven biển của tỉnh Bình Thuận.

3.2.2. Định hƣớng không gian

Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và tiềm năng tài nguyên du lịch dải ven biển. Đề tài xác định đối tƣợng cần đƣợc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh bao gồm: Cảnh quan bờ biển và đảo; cảnh quan vùng đồi cát; các điểm cảnh quan nhân tạo nhƣ: Các công trình kiến trúc, văn

hoá và di tích lịch sử truyền thống dọc theo dải ven biển và các làng chài ven biển,…

Các không gian dành cho hoạt động bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch cho từng khu vực, cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau:

Cảnh quan biển là đặc trƣng nổi bật nhất của du lịch Bình Thuận, với các giá trị cảnh quan cần bảo tồn và phát triển bao gồm: Cảnh quan bãi cát ven biển; Cảnh quan đặc trƣng của đô thị ven biển; Cảnh quan các khu du lịch ven biển; Cảnh quan các cồn cát tự nhiên; Cảnh quan đô thị và các công trình kiến trúc và di tích lịch sử truyền thống dọc theo dải ven biển; Cảnh quan làng chài ven biển; Cảnh quan hải đảo.

Nhiệm vụ cụ thể đối với từng khu vực cảnh quan đƣợc xác định nhƣ sau: - Bảo tồn cảnh quan khu trung tâm thành phố Phan Thiết, nơi tập trung các công trình hành chính, trung tâm hội nghị, các công trình kiến trúc truyền thống, di tích lịch sử gắn với lễ hội: Quy hoạch phát triển công viên cảnh quan hai bên bờ sông Cà Ty, tạo nên một tổng thể cảnh quan du lịch hài hòa và hấp dẫn. Quy hoạch không gian dành cho đi bộ, nơi diễn ra các hoạt động lễ hội du lịch cuối tuần và tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm truyền thống địa phƣơng. Khôi phục và tôn tạo cảnh quan đặc thù tại các khu vực bãi tắm Đồi Dƣơng, ƣu tiên quỹ đất cho các hoạt động vui chơi giải trí của ngƣời dân và khách du lịch. Khôi phục cảnh quan hàng dừa ven biển là đặc trƣng nổi bật nhất của tuyến đƣờng du lịch ven biển từ Hàm Tiến đến Mũi Né.

- Đối với các điểm cảnh quan có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ: Đồi Cát bay, Suối tiên, bãi tắm Hòn Rơm – Phan Thiết; Mũi La Gàn, Cù lao Câu - huyện Tuy Phong; Cam Bình, Ngảnh Tam Tân - thị xã LaGi; Tân Thắng – Hàm Tân; Đảo Phú Quý cần triển khai lập các quy hoạch cụ thể nhằm quản lý quỹ đất dành cho du lịch, giám sát hoạt động bảo vệ tài nguyên cũng nhƣ tạo cở sở thu hút đầu tƣ, đồng

thời định hƣớng cho cộng đồng địa phƣơng cùng tham gia công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan cho các điểm du lịch.

- Triển khai đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển cảnh quan tài nguyên tự nhiên với bảo tồn cảnh quan tài nguyên nhân văn theo dải ven biển, bao gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu, các công trình văn hóa, di tích lịch sử gắn với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong địa bàn nhƣ: Tháp nƣớc Phan Thiết; Tháp Pô Sah Inƣ, Lầu Ông Hoàng ...

- Khu vực đồi cát Trinh Nữ, Bàu Trắng là một vùng cảnh quan đẹp và hấp dẫn với những trảng cát trắng, trùng điệp bao quanh một vùng hồ nƣớc ngọt rộng lớn, không khí thoáng mát trong lành, giàu tiềm năng phát triển các loại hình du lịch vui chơi thể thao trên cát, kết hợp nghỉ dƣỡng cuối tuần. Cần đƣợc triển khai các quy hoạch cụ thể về phát triển không gian kiến trúc cảnh quan, định hƣớng bảo tồn tài nguyên cảnh quan cho các nhà đầu tƣ du lịch.

3.3. Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận

3.3.1. Giải pháp về quy hoạch

Công tác quy họach đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, nội dung của giải pháp cần tập trung các vấn đề sau:

Trên cơ sở các định hƣớng phát triển du lịch đến năm 2020, ngành du lịch Bình Thuận cần tiến hành rà soát, khẩn trƣơng khai lập, xét duyệt các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trên các địa bàn thuộc dải ven biển của tỉnh và các khu du lịch trọng điểm.

Cần tạo ra sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt, chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch, cũng nhƣ trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thẩm định các dự án khả thi, đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ đầu tƣ.

Để giảm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trƣờng khu vực ven biển, cần xây dựng kèm theo các quy họach hệ thống các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng dành cho các dự án đầu tƣ trong quá trình cấp phép, cũng nhƣ trong quá trình xây dựng và hoạt động.

Môi trƣờng pháp lý là vấn đề rất quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến các chủ thể, đặc biệt các doanh nghiệp trong quá trình phát triển du lịch, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý là biện pháp nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chủ thể họat động và phát triển thuận lợi.

3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ và bảo vệ môi trƣờng ven biển

Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng nguồn vốn đầu tƣ, từ công trình, hạng mục có trọng điểm, ƣu tiên khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có trách nhiệm trong vấn đề bảo tồn cảnh quan và môi trƣờng tự nhiên vùng ven biển. Ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến trong khai thác nguồn năng lƣợng tự nhiên.

Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ƣu tiên phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch chuyên đề, khu du lịch ở vùng ven biển, hải đảo.

Thực hiện hóa xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia họat động du lịch dƣới các hình thức khác nhau: thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo các di tích thắng cảnh, các lễ hội, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tƣ, tạo môi trƣờng thông thoáng về đầu tƣ du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, giữa tƣ nhân và nhà nƣớc...

Có chính sách miễn giảm thuế, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, cho vay lãi xuất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đầu tƣ, các dự án bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, các dự án khôi phục làng nghề,…vì đây sẽ là sản phẩm phụ trợ đắc lực của các loại hình du lịch biển.

Đối với du lịch đảo Phú Quý, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ nâng cấp dịch vụ vận tải đƣờng biển và du lịch đảo Phú Quý vẫn chỉ đƣợc biết đến với hai chữ “tiềm năng” nếu nhƣ không có bƣớc đột phá mới về vận tải khách đƣờng biển.

Cùng với giao thông đƣờng biển, Nhà nƣớc cũng cần đầu tƣ xúc tiến lại hệ thống sân bay, cầu cảng, hệ thống điện năng phục vụ sinh hoạt trên đảo.

- Tập trung kêu gọi đầu tƣ phát triển các đội tàu cao tốc, trung tốc để rút ngắn thời gian, khoảng cách giữa đảo với đất liền. Củng cố và sắp xếp hợp lý lịch hoạt động của các tuyến tàu để đảm bảo nhu cầu đi lại của du khách, có chính sách khuyến khích các tàu khách đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị phục vụ.

- Tăng cƣờng kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng để phục vụ nhu cầu lƣu trú, ăn uống cho du khách.

- Tập trung đầu tƣ hệ thống đƣờng bộ, đặc biệt là các đƣờng nối giữa đƣờng chính với các điểm quy hoạch phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ xe du lịch hoặc taxi phục vụ khách tham quan trên đảo.

- Chính quyền địa phƣơng và các nhà kinh doanh du lịch là những bên trực tiếp quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách. Họ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, ngoài các hoạt động tuyên truyền chung cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ chƣơng, chính sách, pháp luật và những quy định bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch tại các khu vực ven biển.

Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định Số 1570/QĐ-TTg ngày 06/09/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, "Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong ngành du lịch" đƣợc Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chƣơng II “Tài nguyên Du lịch”của Luật du lịch Việt Nam.

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng nhƣ quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch biển, đảo.

Có chính sách về đầu tƣ và phát triển thị trƣờng trọng điểm, hỗ trợ phát triển các hoạt động du lịch tại các xã ven biển và vùng phụ cận, cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội khu vực dải ven biển tỉnh.

Đối với các điểm du lịch xa bờ nhƣ: đảo Phú Quý, đảo Hòn Bà, Cù lao Câu khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ về quy mô, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật...

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào xây dựng công trình thoát nƣớc bẩn, vệ sinh ( lắp đặt hố xí tự hoại, khu vui chơi giải trí cần lắp các hệ thống chống ồn cho các máy) .... Phòng chống các sự cố môi trƣờng nhƣ bão lũ, cháy nổ, chống sét. Quy mô xây dựng và các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình phát triển du lịch của khu vực cần có những tính toán hợp lý nhằm tránh khai thác bừa bãi và ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái biển.

Đặt các áp phích về bảo vệ môi trƣờng tại các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dƣỡng biển, phát tờ rơi nội quy tham quan cho du khách. Đào tạo kiến thức du lịch sinh thái cho nhân viên tại các khu du lịch biển. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch biển.

Chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cƣ, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động du lịch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển đảm bảo gìn giữ tài nguyên du lịch. Hạn chế xả, thải ra biển và xử lý triệt để các chất thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ du lịch. Thiết lập hệ thống thu gom chất thải (bố trí đặt các thùng rác và các công trình vệ sinh). Đề ra các mức bồi thƣờng đối với các hoạt động của nhân viên và du khách vi phạm nội quy bảo vệ môi trƣờng.

3.3.3. Giải pháp liên ngành

Du lịch là ngành có tính liên ngành rất lớn do vậy để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc” trong khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự đoàn kết, thống nhất cao của những ngƣời làm du lịch.

Các ngành kinh tế biển nhƣ du lịch, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác tài nguyên biển, vận chuyển đƣờng biển,…phải có sự phối hợp với nhau để không bị giẫm đạp về lợi ích kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng đến sự phát triển tổng thể. Vụ việc bể hồ chứa titan gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của du lịch vùng ven biển đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các cấp chính quyền trong việc phối hợp liên ngành.

Cụ thể các đơn vị của tỉnh nhƣ Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và môi trƣờng; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tƣ; Sở Giao thông vận tải,…phải có sự phối kết hợp trong các phƣơng hƣớng hoạt động và triển khai thực hiện nhiệm vụ để có sự hỗ trợ cho ngành kinh tế du lịch mũi nhọn của tỉnh.

3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển lịch dải ven biển

Con ngƣời là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại. bởi vậy rất cần thiết phải có chƣơng trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực du lịch hàng năm, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 110)