Tiêu chí khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 40)

1.3.1. Gìn giữ môi trường

Mục đích khai thác tài nguyên du lịch là ở chỗ làm đẹp thiên nhiên, cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân. Nhƣng sự phát triển của ngành du lịch có thể gây mức độ ô nhiễm nào đó cho môi trƣờng tự nhiên, gây sự phá hoại nhất định cho tài nguyên du lịch. Cho nên khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển cần hết sức coi trọng bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên và sự cân bằng sinh thái, cần cấm nghiêm ngặt cách làm phá hoại cảnh quan thiên nhiên, nhất là đối với tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt. [2, tr 143].

Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát đƣợc lƣợng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào sự suy thoái môi trƣờng mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.

Tài nguyên du lịch dải ven biển là cơ sở phát triển của ngành du lịch địa phƣơng. Việc bảo vệ tài nguyên du lịch đƣợc nêu ra song song với khai thác tài nguyên du lịch, nó không những chỉ bao gồm bảo vệ chính tài nguyên du lịch mà còn đụng chạm tới vấn đề bảo vệ môi trƣờng chung quanh.

Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng, khai thác đặc tính của môi trƣờng để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trƣờng.

Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trƣờng tự nhiên nhƣ cảnh đẹp hùng vĩ của núi, sông, biển… và các giá trị văn hóa, nhân văn. Trong nhiều trƣờng hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trƣờng nhân tạo nhƣ công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa…trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi trƣờng tự nhiên nhƣ một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng... hay một đền thờ, một quần thể di tích.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trƣờng, nên môi trƣờng du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trƣờng chung. Sự suy giảm của môi trƣờng nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhƣ chất lƣợng của môi trƣờng du lịch ở khu vực đó.

Hoạt động du lịch có nhu cầu cao đối với một số loại tài nguyên nhƣ nƣớc, rừng…Ví dụ, nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho một ngƣời dân trung bình là 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình gấp 4 lần, thậm chí là 10 lần. Mỗi sân golf trung bình tiêu thụ một lƣợng nƣớc ngầm để tƣới cỏ là 3000 m3/ngày. Vì vậy ở nhiều khu du lịch tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt là nghiêm trọng, trong khi nguồn nƣớc thải từ các khu du lịch đó lại rất lớn gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc.

Ở những khu vực có sự phát triển đồng thời của nhiều ngành kinh tế thì hoạt động du lịch chỉ là một trong nhiều hoạt động có tác động đến môi trƣờng. Sự xuống cấp của môi trƣờng Hạ Long, Vũng Tàu có thể đƣợc coi là ví dụ điển hình về vấn đề này. Tuy nhiên ở những nơi mà hoạt động du lịch là chủ yếu thì việc hạn chế sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải sẽ tránh đƣợc những chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trƣờng và góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch vùng ven biển.

1.3.2. Mang lại hiệu quả kinh tế

Là một bộ phận hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, việc khai thác tài nguyên du lịch cũng phải lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải xét tới giá trị sử dụng của đối tƣợng du lịch. Giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch tỷ lệ thuận với sự thu hút du khách nhiều hay ít của nó. Để nâng cao lợi ích kinh tế của nơi du lịch cần ƣu tiên khai thác tài nguyên ƣu việt về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu tốt, phát huy đầy đủ năng suất sử dụng tài

nguyên hiện có, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, duy tu, kéo dài thời gian sử dụng tài nguyên du lịch và thiết bị du lịch hiện có. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải kích thích sự tăng trƣởng kinh tế của cƣ dân sống tại các vùng ven biển, hải đảo

Một yêu cầu khác đối với việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển đó là là góp phần giải quyết vấn đề việc làm, ƣu tiên cho lao động địa phƣơng. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lƣợng lớn lao động. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải nhằm mục đích hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế của địa phƣơng, cụ thể:

- Hỗ trợ, tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp, ngƣời dân tại các địa phƣơng vùng ven biển. Đồng thời, trích một tỷ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho công tác quản lý bảo tồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

- Tránh khai thác quá mức các điểm du lịch. Hoạt động du lịch phải trong giới hạn cho phép của sức chứa và cơ sở hạ tầng sẵn có của địa phƣơng.

- Đảm bảo các loại hình du lịch (trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển) và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện vùng ven biển.

- Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn.

1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển

1.4.1. Các phương pháp đánh giá

Việc đánh giá những ảnh hƣởng của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển là vô cùng quan trọng, có thể sử dụng hai phƣơng pháp sau đây làm cơ sở cho việc đánh giá.

Một là, đánh giá định tính:

Đánh giá định tính căn cứ vào ấn tƣợng cảm quan và quan niệm giá trị đối với chất lƣợng tài nguyên du lịch. “Ba hiệu quả lớn”, “Bốn giá trị lớn” và “Sáu điều kiện lớn” chủ yếu trong luận chứng. Ba hiệu quả lớn gồm hiệu quả và lợi ích kinh tế (lợi ích kinh tế có thể mang lại sau khi khai thác tài nguyên du lịch), hiệu quả và lợi ích xã hội (việc mở mang trí lực, tích lũy kiến thức, giáo dục tƣ tƣởng đối với con ngƣời sau khi khai thác tài nguyên du lịch và ảnh hƣởng đối với ý thức xã hội nơi du lịch do du khách đƣa tới), hiệu quả và lợi ích môi trƣờng (có tác dụng tốt hoặc phá hoại đối với môi trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng xã hội chung quanh và với ngay tài nguyên sau khi khai thác tài nguyên du lịch. Bốn giá trị lớn gồm giá trị thƣởng thức (đặc điểm trong nghệ thuật của tài nguyên du lịch mang lại sự hƣởng thụ cái đẹp cho du khách), giá trị lịch sử (ảnh hƣởng của tài nguyên du lịch, nhất là lịch sử lâu đời và ý nghĩa văn hóa sâu sắc của tài nguyên du lịch nhân văn đối với du khách), giá trị khoa học (một số chức năng nào đó của tài nguyên du lịch có thể trở thành cứ liệu hoặc đối tƣợng nghiên cứu khoa học,…)

Đánh giá định lƣợng là sự đánh giá sau khi đã tiến hành điều tra phân tích tỉ mỉ sâu sắc và vận dụng phƣơng pháp toán học để đo đạc tính toán định lƣợng đối với tài nguyên du lịch. Hiện nay phƣơng pháp phân tích thang bậc (AHD) đƣợc ứng dụng tƣơng đối rộng rãi trên quốc tế là “phƣơng pháp quyết định nhiều chuẩn mực thực dụng” do nhà vận trù học ngƣời Mỹ, Giáo sƣ A.L.S.Aty nêu ra. Nó biểu thị vấn đề phức tạp thành kết cấu tầng nấc hình bậc thang, thông qua phán đoán và lợi dụng phƣơng pháp toán học để tiến hành sắp xếp tốt xấu đối với phƣơng án quyết định.

1.4.2. Ảnh hưởng của việc khai thái tài nguyên du lịch dải ven biển đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội

Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển sẽ mang đến những giá trị và lợi ích thiết thực đối với đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của cƣ dân ở các làng chài, cƣ dân sống trên đảo nói riêng và ngƣời dân vùng ven biển nói chung. Cụ thể: - Giải quyết vấn đề việc làm. Quá trình khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ lƣu trú, nghỉ dƣỡng,…tăng lên đòi hỏi một lƣợng lớn nhân lực phục vụ do vậy tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phƣơng.

- Thúc đẩy ý thức ngƣời dân vùng ven biển trong việc gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng, là yếu tố làm nên sức thu hút du khách.

Ngoài ra, việc khai thác tài nguyên du lịch có trách nhiệm sẽ giúp tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tính toàn vẹn môi trƣờng, tạo sự công bằng xã hội, tăng cƣờng lao động, phát huy các giá trị và tôn trọng văn hóa địa phƣơng, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng, hàm lƣợng văn hóa và giá trị đạo đức cùng giá trị trải nghiệm cao hơn. Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực về kinh tế, văn hóa và xã hội; tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và nâng cao phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng, cải thiện điều kiện làm việc và tham gia vào hoạt động du lịch; khuyến khích ngƣời dân vùng ven biển tham gia vào các quyết định có ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ; đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa nhằm duy trì một thế giới đa dạng; cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối liên kết giữa khách du lịch và ngƣời dân, tạo hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội tại địa phƣơng; tôn trọng văn hóa địa phƣơng, khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và ngƣời dân; tạo dựng niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho cộng đồng cƣ dân vùng ven biển.

Tuy nhiên, sự khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển nếu thiếu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ có thể gây nên những tác động tiêu cực đến văn hóa xã hội của vùng, cụ thể:

- Hàng hóa hóa, tầm thƣờng hóa văn hóa truyền thống của vùng

- Sự sa sút của quan niệm đạo đức và lối sống bắt chƣớc, sính ngoại đặc biệt ở thanh thiếu niên, cƣ dân trẻ tuổi sống tại vùng ven biển.

- Làm gia tăng yếu tố gây rối trật tự xã hội.

1.4.3. Ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển đến môi trường tự nhiên

Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho ngƣời dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng cƣ dân ven biển…là hiệu quả tích cực của tác động du lịch đến khai thác tài nguyên môi trƣờng. Trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trƣờng và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lƣợng của môi trƣờng sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch.

Đối với việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển thì đòi hỏi chú trọng đến môi trƣờng du lịch tự nhiên.

Cảnh quan - môi trƣờng ở một số khu vực tập trung tài nguyên du lịch biển nhƣ Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... đã có sự suy thoái do hoạt động phát triển kinh tế xã hội, kể cả một số hoạt động đầu tƣ phát triển du lịch.

Tình trạng chồng chéo trong quản lý, thiếu phối hợp liên ngành và lãnh thổ, thiếu quy hoạch thống nhất trong khai thác tài nguyên, đặc biệt ở những vùng biển và ven biển tập trung những tài nguyên có giá trị cao không chỉ về du lịch mà còn đối với các ngành kinh tế khác (vùng ngập mặn, hệ thống đảo, các vịnh,..) đang từng bƣớc làm suy kiệt tài nguyên du lịch biển.

Tốc độ và quy mô phát triển đô thị, khu dân cƣ, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ngày càng tăng tại các vùng ven biển làm nảy sinh những vấn đề môi trƣờng mang tính liên vùng, ảnh hƣởng lớn đến phát triển du lịch biển bền vững.

Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng của hoạt động du lịch biển ở vùng ven biển, hải đảo còn nhiều bất cập, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững chung ở khu vực này.

Hiện nay, song song với việc ra sức khai thác tài nguyên du lịch biển, các nƣớc trên thế giới đều hết sức coi trọng vấn đề bảo vệ môi trƣờng ven biển trong du lịch và coi nó là bảo đảm cơ bản có duy trì đƣợc sự phát triển của ngành du lịch hay không. Sự khai thác và lợi dụng quá mức nguồn tài nguyên này chứa đựng mối nguy hiểm nhất định. Vì thế bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch biển phải cần xét tới bảo vệ môi trƣờng ven biển, đây là vấn đề vừa liên quan với nhau, vừa ràng buộc lẫn nhau.

Nhân tố phá hoại và làm tổn hại tài nguyên du lịch biển cùng môi trƣờng chung quanh gồm nhiều mặt, có thể chia ra làm hai loại lớn:

+ Nhân tố thiên nhiên

Tài nguyên du lịch với môi trƣờng chung quanh là bộ phận hợp thành của giới tự nhiên, chịu sự ảnh hƣởng và kìm hãm của thiên nhiên, thiên nhiên vừa có thể tạo nên cảnh quan du lịch, cũng có thể làm cho tài nguyên du lịch bị phá hoại, ví dụ nhƣ thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất,…đều tạo thành sự đe dọa đối với tài nguyên du lịch.

+ Nhân tố con người

Sự tổn hại bởi con ngƣời đối với môi trƣờng, vừa có sự phá hoại khách quan, cũng có sự phá hoại có ý thức. Ví dụ nhƣ ô nhiễm của các loại phế thải, hoạt động sản xuất không hợp lý của con ngƣời, quản lý không nghiêm ngặt, không thỏa đáng,

hành vi không thích hợp của du khách,…gây nên sự phá hoại không thể lƣờng hết cho môi trƣờng ven biển

Nhƣ vậy việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển có khả năng tác động đến môi trƣờng tự nhiên theo hai xu hƣớng tích cực và tiêu cực, cụ thể nhƣ sau:

+ Giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trƣờng tự nhiên

+ Góp ngân sách cho công tác bảo tồn, tôn tạo môi trƣờng tự nhiên + Phát huy, nâng cao giá trị của môi trƣờng tự nhiên

+ Gia tăng sức ép lên môi trƣờng tự nhiên

+ Hủy hoại môi trƣờng tự nhiên nếu khai thác quá mức

+ Nếu thiếu công tác quy hoạch một cách khoa học sẽ gây phá vỡ cân bằng tự nhiên.

1.5. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch của thành phố biển Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Phía bắc thành phố đƣợc bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân đƣợc mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á. Phía đông giáp với biển Đông. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)