Khái quát về du lịch tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 52)

Bình Thuận đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về nguồn tài nguyên tự nhiên hết sức da dạng, với chiều dài đƣờng bờ biển 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná đến bãi bồi Bình Châu đã tạo cho Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng nhƣ Mũi Né – Hòn Rơm, bãi tắm Cổ Thạch, bãi tắm Đồi Dƣơng, bải tắm Thuận Quý - Khe Gà, bãi tắm Cam Bình... Khu vực ven biển còn có các vùng cảnh quan tự nhiên kỳ thú rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhƣ: Đồi Cát Bay; Bàu Trắng... Ngoài ra, còn có nhiều thắng cảnh khác nhƣ: Hồ Hàm Thuận - Đa Mi; Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông; Thác Bà, Mũi Điện - Khe Gà; Bãi đá nhiều màu Cổ Thạch, Cù Lao Câu,... Đồng thời, Bình Thuận còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị nhƣ: Tƣợng Phật nhập niết bàn lớn nhất Đông Nam Á thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn nằm giữa rừng nguyên sinh Tà Cú; Dinh Vạn Thủy Tú là nơi lƣu giữ hơn 100 bộ xƣơng cá voi. Cảnh quan đô thị Phan Thiết lƣu giữ các giá trị kiến trúc qua nhiều thời kỳ lịch sử là sự hoà trộn khá độc đáo giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc cận đại và hiện đại. Sự đan xen giữa nhiều tầng kiến trúc cũng tạo nên cảnh quan du lịch khá hấp dẫn và lãng mạn cho một thành phố du lịch ven biển…

Về cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thời gian qua đã đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm, cải thiện đáng kể, cụ thể: hệ thống giao thông đã đƣợc cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chính nhƣ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; Ga hành khách - du lịch Mƣơng Mán đang xây dựng lại; Cảng Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa, Phú Quý; cảng tổng hợp Mũi Điện (Khe Gà) đang đầu tƣ xây dựng. Hiện nay các địa bàn trong tỉnh đều có điện; nguồn

cung cấp điện đƣợc bảo đảm từ lƣới điện quốc gia. Trung ƣơng đã quy hoạch Bình Thuận có 2 trung tâm điện than Vĩnh Tân và Sơn Mỹ, trong năm 2009 sẽ bắt đầu triển khai xây dựng khu tổ hợp điện than tại Vĩnh Tân với công suất 4.400 MW. Hệ thống cấp nƣớc đã đƣợc cải tạo, mở rộng cung cấp đủ nƣớc cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành đã có bƣớc tăng trƣởng khá toàn diện. Năm 2005, toàn tỉnh có 110 cơ sở lƣu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với 3.431 phòng nghỉ thì đến hiện nay toàn tỉnh trên có 134 cơ sở lƣu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với 5.006 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi sang trọng. Đã xếp hạng đƣợc 81 cơ sở lƣu trú với 3.603 phòng , trong đó đạt tiêu chuẩn 04 sao có 10 cơ sở với 939 phòng, 03 sao có 11cơ sở với 755 phòng, 02 sao có 24 cơ sở với 1.040 phòng, 01 sao có 20 cơ sở với 505 phòng, đạt tiêu chuẩn tối thiểu 16 cơ sở với 344 phòng. Số còn lại là 53 cơ sở lƣu trú chƣa xếp hạng với 1.043 phòng. So với năm 2007 tăng 431 phòng.

Các loại hình kinh doanh phục vụ du lịch ngày càng phát triển về số lƣợng và chất lƣợng nhƣ: 1 sân golf 18 lỗ với diện tích 62,5 ha nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, phục vụ nhu cầu khách du lịch có thu nhập cao và sân golf Sealinks - 18 lỗ, đƣa vào hoạt động từ tháng 7/2008, đƣợc xem là sân golf đồi cát thử thách nhất Châu Á; vũ trƣờng HollyWood Night (Khu du lịch Hoàng Ngọc) phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách quốc tế; siêu thị Co.op Mart Phan Thiết; khu vui chơi giải trí tổng hợp Suối Cát với mô hình vui chơi, giải trí phong phú, hấp dẫn đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Các dịch vụ bổ sung nhà hàng, quầy bar, phục vụ các món ăn Âu, Á, đặc sản địa phƣơng… ngày càng nhiều, đầy đủ tiện nghi, sang trọng.

Với việc phát triển của ngành du lịch Bình Thuận hiện nay, xét về khả năng tƣơng quan giữa nguồn nhân lực và tính hiệu quả trong công việc còn rất nhiều bất cập. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lƣợng lao động đang làm việc trong ngành còn chƣa tƣơng xứng. Trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng còn chiếm tỉ lệ nhỏ, lao động chƣa qua đào tạo căn bản còn chiếm tỉ lệ cao. Trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ, nhân viên chƣa ngang tầm với nhiệm vụ phát triển ngành du lịch. Công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp còn thiếu kế hoạch cụ thể và lâu dài, chủ yếu vẫn là tuyển dụng nhân viên và đào tạo tại chỗ. Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo hàng năm vẫn chƣa đủ cung cấp do tốc độ tăng trƣởng nhanh của ngành. Bên cạnh đó, giữa các doanh nghiệp lại còn xảy ra tình trạng cạnh tranh giành giật, lôi kéo các nhân viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đã tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh chƣa lành mạnh.

Bảng 2.1.1. Lao động ngành du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị tính: người

Năm Tổng Tăng so với năm trƣớc Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 2001 5.730 1.790 3.940 2002 7.230 1.502 2.260 4.970 2003 8.640 1.410 2.700 5.940 2004 10.560 1.920 3.300 7.260 2005 13.740 3.180 4.140 9.600 2006 15.350 1.610 4.800 10.550 2007 18.810 3.460 5.700 13.110 2008 21.320 2.510 6.600 14.720 2009 23.700 2.380 7.500 16.200 2010 26.200 2.500 8.600 17.600 Nguồn: SởVH, TH và DL tỉnh Bình Thuận

Bảng 2.1.2. Nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2010 Đơn vị tính: người Trình độ Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) I – Trình độ cán bộ công chức viên chức quản lý Nhà nƣớc về du lịch 90 100,00 - Trên Đại học 0 0,00 - Đại học 36 40,00 - Cao đẳng 8 8,89 - Trung cấp 26 28,89 - Sơ cấp 6 6,67

- Chƣa qua đào tạo 14 15,55

II – Trình độ lao động kinh doanh du lịch 8.610 100,00 - Đại học 440 5,11 - Cao đẳng 210 2,44 - Trung cấp nghề 1.200 13,94 - Sơ cấp nghề 1.700 19,75

- Huấn luyện tại chỗ, tập huấn 3.100 36,00

- Chƣa đào tạo 1.960 22,76

Nguồn: Sở VH, TH và DL Bình Thuận

Trong bài phát biểu của Bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận trong buổi lễ kỷ niệm 18 năm ngày Du lịch Bình Thuận 24/10/1995 – 24/10/2013 có nhấn mạnh: Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch hiện nay thiếu nhiều, chất lƣợng nhân viên phục vụ còn rất hạn chế. Lao động chƣa đƣợc đào tạo chiếm tới 44,47% trong tổng số lao động. Trong khi đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,59%. Bên cạnh đó,

trình độ ngoại ngữ thực tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển thị trƣờng khách quốc tế… Số lƣợng sinh viên của ngành du lịch chỉ chiếm 70%. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch hiện nay phần lớn vẫn là tự phát và chƣa qua đào tạo. Một số doanh nghiệp du lịch phát triển theo kiểu hộ gia đình và họ không thuê những ngƣời có chuyên môn để quản lý

Có một thực tế là tại một tỉnh có số lƣợng các khu du lịch lớn, nhƣng sinh viên vào học các ngành du lịch tại các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn rất hạn chế. Chính sự nghịch lý này cũng là tác nhân gây cho ngành du lịch phát triển không đồng bộ bởi các nhân viên, ngƣời quản lý đều chƣa chuyên nghiệp. Dự báo đến năm 2015, ngành du lịch địa phƣơng sẽ có khoảng 350 cơ sở lƣu trú du lịch với trên 12.000 phòng, tổng số lao động phục vụ cho du lịch sẽ trên 40.000 ngƣời; đến năm 2020 sẽ trên 78.000 ngƣời… Đây là một trong những thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển ngành du lịch Bình Thuận. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo hai mục tiêu là nâng cao chất lƣợng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Một trong những tiêu chí cần thiết để đảm bảo hai mục tiêu này chính là phải đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ.

Về lượng khách du lịch

Lƣợng khách du lịch đến tỉnh khá ổn định; lƣợng khách du lịch cả quốc tế và nội địa đều tăng so với năm trƣớc, đặc biệt khách Nga vẫn tăng trƣởng rất tốt và chiếm tỷ lệ cao trong tổng lƣợng khách quốc tế đến tỉnh.

Theo số liệu của Cục Thống kê, năm 2012, toàn tỉnh đón đƣợc 3.144.650 lƣợt khách, đạt kế hoạch đề ra, tăng 11,21% so với năm 2011, trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 343.300 lƣợt khách, tăng 14,22% so với năm 2011.

Khách du lịch quốc tế chủ yếu là: Nga (36,72%), Đức (8,94%), Trung quốc (8,13%), Hàn Quốc (5,39%), Pháp (4,72%), Mỹ (4,26%), Anh (3,87%), Úc (3,74%), Hà Lan (2,75%), Thụy Điển (1,93%) ...còn lại là các quốc gia khác.

Bảng 2.2. Số lƣợt khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2005– 2012

Đơn vị tính: lượt khách

Năm Tổng lƣợt khách Khách quốc tế Khách nội địa

2005 1.264.798 128.979 1.135.819 2006 1.554.000 150.000 1.404.000 2007 1.801.300 175.494 1.625.806 2008 2.000.280 195.500 1.804.780 2009 2.200.100 222.000 1.987.100 2010 2.501.000 254.000 2.247.000 2012 3.144.650 343.300 2.801.350 Nguồn: Sở VH, TH và DL Bình Thuận

Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có gần 300.000 lƣợt khách quốc tế đến Bình Thuận (chủ yếu là khu vực Mũi Né), trong đó khách Nga vẫn nhiều nhất với 31,4%. Đáng chú ý là lâu nay lƣợng khách quốc tế đến Bình Thuận chủ yếu là khách châu Âu thì trong năm 2013, du khách Trung Quốc đến Bình Thuận đã tăng cao, chiếm đến 10,3% tổng lƣợng khách quốc tế, các nguồn khách khác gồm có Đức (7,4 %), Hàn Quốc (5,6%), Pháp (4,3%).

Về doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch tiếp tục tăng trƣởng ở mức cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2012 ƣớc đạt 4.371.880 tỷ đồng, tăng 27,43% so với cùng kỳ năm 2011.

Bảng 2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 611315 803,407 1,060,773 1,424,000 1,890,850 2,538,985 Bình quân chi tiêu của Khách quốc tế 0,856 0,850 0,900 1,200 1,200 1,600 Bình quân chi tiêu của Khách nội địa 0,301 0,305 0,330 0,390 0,400 0,500 Nguồn: Sở VH, TH và DL Bình Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 52)