Là một bộ phận hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, việc khai thác tài nguyên du lịch cũng phải lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải xét tới giá trị sử dụng của đối tƣợng du lịch. Giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch tỷ lệ thuận với sự thu hút du khách nhiều hay ít của nó. Để nâng cao lợi ích kinh tế của nơi du lịch cần ƣu tiên khai thác tài nguyên ƣu việt về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu tốt, phát huy đầy đủ năng suất sử dụng tài
nguyên hiện có, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, duy tu, kéo dài thời gian sử dụng tài nguyên du lịch và thiết bị du lịch hiện có. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải kích thích sự tăng trƣởng kinh tế của cƣ dân sống tại các vùng ven biển, hải đảo
Một yêu cầu khác đối với việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển đó là là góp phần giải quyết vấn đề việc làm, ƣu tiên cho lao động địa phƣơng. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lƣợng lớn lao động. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển phải nhằm mục đích hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế của địa phƣơng, cụ thể:
- Hỗ trợ, tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp, ngƣời dân tại các địa phƣơng vùng ven biển. Đồng thời, trích một tỷ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho công tác quản lý bảo tồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- Tránh khai thác quá mức các điểm du lịch. Hoạt động du lịch phải trong giới hạn cho phép của sức chứa và cơ sở hạ tầng sẵn có của địa phƣơng.
- Đảm bảo các loại hình du lịch (trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển) và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện vùng ven biển.
- Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn.