Những tác động của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 96)

Thuận

2.3.2.1. Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội

Cùng với sự phát triển của các mặt kinh tế xã hội, du lịch địa phƣơng đang từng bƣớc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay ngành du lịch đã đƣợc tỉnh Bình Thuận xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự đóng góp cho ngân sách, du lịch còn tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an toàn, trật tự trị an, đảm bảo sự trong lành của môi trƣờng cả tự nhiên và xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

Sau sự kiện nhật thực toàn phần (24/10/1995) với hàng trăm ngàn ngƣời đến thành phố Phan Thiết xem hiện tƣợng thiên nhiên kỳ thú, những làng chài yên ả bên biển xanh địa danh Mũi Né - Phan Thiết nhanh chóng trở thành một điểm đến hấp khách du lịch trong và ngoài nƣớc và đã đƣợc du khách xa gần gọi tên một cách lãng mạn là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Và đây cũng là khoảng thời gian mà tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của ngành du lịch đạt 25%, đến năm 2011 GDP du lịch chiếm 15% GDP của cả nền kinh tế và thu hút trên 3 triệu lƣợt khách (15% là khách quốc tế) với doanh thu trên 2.800 tỷ đồng. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2012, có trên 758.000 lƣợt khách đến, với gần 102.000 lƣợt khách quốc tế đến từ các

quốc gia nhƣ Nga, Đức, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Anh, Thụy Điển, Hà Lan và các quốc gia khu vực Đông Nam Á; doanh thu ngành đạt hơn 1.105 tỷ đồng. Bên cạnh lƣợng khách và doanh thu, du lịch Bình Thuận còn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Đến nay đã có 410 dự án đƣợc chấp thuận với tổng diện tích đất cấp là 8.391 héc ta và tổng vốn đầu tƣ hơn 63.511 tỷ đồng, trong đó hiện đã có 174 khu du lịch cao cấp, resort đang hoạt động hiệu quả.

Để tiếp tục duy trì tốc độ phát triển bền vững và nâng cao vị thế ngành Du lịch thì bên cạnh TP. Phan Thiết sẽ trở thành một đô thị du lịch tất cả các vùng lân cận có điều kiện và tiềm năng đều đƣợc quy hoạch phát triền du lịch nhƣ khu vực Hòn Rơm nối với Hòa Thắng (huyện Bắc Bình), khu vực xã Tiến Thành gắn liền Hàm Thuận Nam. Tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, nhất là khu vực Hàm Tiến - Mũi Né chuyên phục vụ khách du lịch hạng sang và có thu nhập cao, khu Hòn Rơm sẽ là các trung tâm du lịch dã ngoại, du lịch cộng đồng, khu Tiến Lợi – Tiến Thành sẽ trở thành trung tâm vui chơi, giải trí kết hợp du lịch thám hiểm, chữa bệnh và du lịch MICE. Tiếp tục phát triển du lịch theo hƣớng cải tiến, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch biển đảo nhanh chóng đƣa Bình Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực.

Thời gian qua, tỉnh đã đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù cao. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi, hết sức khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong việc tìm hiểu và đầu tƣ du lịch tại Phan Thiết, đặc biệt là những dự án khai thác liên quan đến du lịch biển nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nƣớc. Xây dựng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn, triển khai việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hoá - lịch sử và nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống để thu

hút và lƣu giữ du khách. Du lịch Bình Thuận còn giới thiệu với du khách và nhà đầu tƣ quốc tế về các tiềm năng và lợi thế để phát triển đa dạng du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dƣỡng, trong đó loại hình du lịch nghỉ dƣỡng biển. rất đƣợc quan tâm và đƣợc nhiều du khách quốc tế lựa chọn khi đến du lịch tại Việt Nam.

Không chỉ phát triển nhanh và bền vững, thời gian qua Du lịch Bình Thuận tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định và giữ vững thƣơng hiệu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tập trung phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, tạo một số sản phẩm du lịch chuyên đề có nội dung độc đáo, hấp dẫn. Phấn đấu thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng ngày càng đông hơn, trong đó chú trọng khai thác khách quốc tế đến lƣu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn và quay trở lại từ lần thứ 3 trở lên cao hơn. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các khu du lịch trọng điểm chất lƣợng cao; xây dựng TP. Phan Thiết sớm trở thành đô thị du lịch. Phần đấu xây dựng Du lịch Bình Thuận phát triển ngang tầm với các tỉnh trong khu vực. Trong giai đoạn 2011 - 2013, đạt tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách trên 12%/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 15%/năm; doanh thu từ du lịch tăng trên 20%/năm. Phấn đấu đến năm 2015, thu hút ít nhất 4,5 triệu lƣợt khách, trong đó có 500.000 khách quốc tế, doanh thu đạt trên 7.500 tỷ đồng.

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm giải phóng quê hƣơng và 20 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (1992-2012) đã có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra từ ngày 17- 19/4/2012. Vào những ngày đầy ý nghĩa của địa phƣơng liên tục diễn ra các sự kiện nhƣ: lễ khởi công một số công trình kinh tế -xã hội nhƣ hệ thống cấp nƣớc khu Lê, trung tâm thƣơng mại Rạng Đông, khu dân cƣ Bắc Xuân An; lễ khánh thành Ga Phan Thiết mới và Nhà máy phong điện 1 Tuy Phong. Bên cạnh Lễ kỷ niệm vào sáng 19/4, hàng đêm tại sân khấu quảng trƣờng Nguyễn Tất Thành Phan Thiết diễn ra các chƣơng trình nghệ thuật đầy màu sắc. Cùng đó là chuỗi hoạt động văn hóa

thể thao gồm các điểm nhấn là Triển lãm ảnh thành tựu “Bình Thuận 20 năm đổi mới và phát triển”; Lễ hội đua thuyền truyền thống Bình Thuận mở rộng 2012; Bắn pháo hoa tầm thấp tại cầu Lê Hồng Phong…

2.3.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường tựnhiên

Theo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Thuận, hiện cả tỉnh đã có 125 khu du lịch nghỉ dƣỡng (resort) đang hoạt động, tuy nhiên đến nay vẫn còn khoảng 25% resort chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải.

Hoạt động khai thác titan tràn lan cũng đang ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận

Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, đến nay mới chỉ có 75% trong tổng số 125 resort lớn nhỏ ở Bình Thuận có hệ thống xử lý nƣớc thải.

Những năm trƣớc, tỉnh liên tục yêu cầu chủ đầu tƣ các resort phải hoàn tất xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc năm 2009, nhƣng đến nay, vẫn còn khoảng 25% khu chƣa đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣơc thải.

Năm 2010, doanh thu ngành du lịch Bình Thuận ƣớc đạt khoảng 2.500 tỉ đồng, đóng góp 9% vào tổng GDP của cả tỉnh. Tuy nhiên, , hiện loại hình du lịch nghỉ dƣỡng ven biển của tỉnh đang bị đe dọa bởi sự phát triển thiếu đồng bộ của các ngành khác nhƣ công nghiệp, khai thác thủy sản, khai thác titan, dầu khí …

Trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch, tỉnh Bình Thuận đang điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển ngành du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030 theo hƣớng bền vững. Theo đó, sẽ bố trí lại nơi neo đậu tàu thuyền đánh bắt thủy sản, hạn chế khai thác titan những nơi có nhiều resort, tăng cƣờng xử lý nƣớc thải, rác thải tại các khu resort...

Liên quan đến việc Mũi Né mới đây đƣợc tạp chí Travelers đánh giá là một trong những bãi biển tệ nhất thế giới, vào ngày 17-1-2011, tỉnh đã tổ chức Hội thảo phát triển thƣơng hiệu du lịch biển Việt Nam với sự tham dự của các chuyên gia ngành du lịch trong và ngoài nƣớc để phân tích đầy đủ hơn về thực trạng phát triển du lịch biển của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu cho hoạt động khai thác du lịch biển tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 96)