3.1.3.1. Tài nguyên và sản phẩm du lịch
Có thể nhận thấy rằng tài nguyên và cảnh quan biển là đặc điểm nổi bật nhất đối với vấn đề phát triển du lịch Bình Thuận và là tiềm năng phát triển du lịch to lớn và bền vững. Các giá trị về văn hóa của các dân tộc sinh sống dọc theo dải ven biển trên địa bàn tỉnh nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Chăm,… cũng góp phần quan trọng làm nên bản sắc cho du lịch Bình Thuận.
Vấn đề phát triển các sản phẩm du lịch có tính chất liên vùng miền sẽ góp phần tạo nên hiệu quả đáng kể kéo dài thời gian lƣu trú và chia sẻ đồng đều các nguồn lợi thu đƣợc từ du lịch. Mặt khác việc triển khai phát triển sản phẩm du lịch liên vùng cũng làm cho công tác triển khai các hoạt động bảo tồn và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan ven biển đƣợc thuận lợi và mang tính rộng khắp hơn.
Với thế mạnh là du lịch biển và những vùng đồi cát trải dài ngút tầm mắt. Bình Thuận cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên dải ven biển nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng tắm biển; du lịch thể thao biển; du lịch tham quan đồi cát; du lịch thể thao trên cát,….Phối hợp và khai thác nguồn khách du lịch từ các tỉnh lân cận và từ thành phố Hồ Chí Minh.
Xu thế phát triển xã hội là yếu tố phản ánh thực trạng xã hội trong hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch. Vấn đề này trong những năm gần đây đang gặp phải những trở ngại không nhỏ, phát triển du lịch đang phải đối mặt với các vấn đề nhƣ tài nguyên du lịch đang có nguy cơ bị suy thoái, nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong vấn đề bảo tồn các giá trị truyền thống về tài nguyên du lịch chƣa cao; trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ lao động làm du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.
Hoạt động phát triển du lịch không tránh khỏi những ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt văn hóa cũng nhƣ phong tục tập quán lâu đời của ngƣời dân sinh sống tại các làng chài ven biển hay cƣ dân trên đảo. Chính vì vậy công tác khai thác tài nguyên du lịch phải đi kèm với gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, loại bỏ các hủ tục không tốt làm ảnh hƣởng đến tài nguyên và môi trƣờng du lịch. Phát triển du lịch là cơ sở tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân vùng ven biển.
3.1.3.3. Nhu cầu của khách du lịch
Để công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch có thể phát huy hiệu quả tốt, vấn đề nghiên cứu nhu cầu khách du lịch đối với từng thị trƣờng khách là hết sức cần thiết, căn cứ vào số liệu điều tra thực tế về nhu cầu của khách du lịch để phân loại và tổng hợp các ý kiến đóng góp của khách du lịch từ đó xây dựng các chiến lƣợc đầu tƣ cũng nhƣ cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống tài nguyên du lịch. Với nhịp độ tăng trƣởng hằng năm khoảng 17,15%, dự báo đến năm 2020, Bình Thuận sẽ đón đƣợc khoảng hơn 6 triệu lƣợt khách, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 17% tổng lƣợt khách. Bình Thuận cần xây dựng các chiến lƣợc hƣớng đến các thị trƣờng khách du lịch có trách nhiệm và thân thiện với môi trƣờng.
Bảng 3.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2011 - 2015
Phân theo khu vực Thị trƣờng khách các nƣớc
Châu Âu Đức, Nga, Pháp
Anh, Hà Lan, Thụy Điển
Châu Mỹ Mỹ
Đông Nam Á Thái Lan, Singapore
Châu Úc Úc
Đông Á Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc
Nguồn: Sở VH, TH & DL tỉnhBình Thuận 3.1.3.4. Cơ sở về pháp lý
Cơ chế chính sách hợp lý là cơ sở phát huy tối đa sức mạnh nội lực và tạo nên sự cộng hƣởng cần thiết cho phát triển du lịch của một địa phƣơng, bao gồm các yếu tố nhƣ: Tiềm năng môi trƣờng tự nhiên, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, trình độ văn hóa,...
Quan điểm phát triển ngành du lịch đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm chiến lƣợc và các chỉ tiêu phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia.
3.2. Định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận 3.2.1. Định hƣớng quan điểm