Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 100)

trong thời gian qua

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển nói riêng hiện đang diễn ra trong một bối cảnh hết sức thuận lợi khi Đảng và nhà nƣớc đã đánh giá và xác định rõ vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Những chủ trƣơng lớn của Đảng, Chính phủ và của địa phƣơng về hoạt động du lịch cho phép có đƣợc những chính sách ƣu tiên trong khai thác tài nguyên nói chung ,tài nguyên du lịch dải ven biển nói riêng để phát triển du lịch trên phạm vi cả nƣớc và ở các vùng du lịch, các địa phƣơng.

Nhình chung những năm qua du lịch Bình Thuận có bƣớc phát triển khá mạnh, nên bƣớc đầu tạo đƣợc sự quan tâm của khách du lịch cũng nhƣ các nhà đầu tƣ, đồng thời du lịch phát triển cũng góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng sống tại các khu vực ven biển từ hoạt động du lịch và dần chuyển biến ý thức của ngƣời dân địa phƣơng trong việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên du lịch và ứng xử văn hóa một cách rõ nét.

Bình Thuận có khí hậu ôn hòa, tiềm năng tài nguyên du lịch biển khá phong phú, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đa dạng đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong những năm qua.

Các ngành, các cấp địa phƣơng đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trên địa bàn và tích cực giải quyết vƣớng mắc trong giải toả đền bù nhằm đẩy nhanh hoạt động phát triển du lịch dải ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt năm 2012, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhƣng hoạt động du lịch của tỉnh nhìn chung vẫn diễn ra khá tốt và tiếp tục có sự phát triển một số mặt.

Lĩnh vực du lịch tiếp tục đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh; Ban chỉ đạo phát triển du lịch tích cực tìm kiếm giải pháp cho du lịch của tỉnh trong giai đoạn khó khăn; UBND các địa phƣơng trọng điểm du lịch chủ động hơn trong công tác chỉ đạo quản lý, phát triển du lịch ở địa bàn. Công tác phối hợp quản lý nhà nƣớc về du lịch giữa các Sở, ngành, UBND địa phƣơng ngày càng chặt chẽ hơn; các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch năm 2012 đƣợc quan tâm và tích cực triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, hậu kiểm về du lịch đƣợc tăng cƣờng đúng mức góp phần tạo những nét mới trong hoạt động kinh doanh du lịch; ý thức chấp hành các quy định của nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị, doanh nghiệp có chuyển biến. Tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm, an toàn du khách, giá cả tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh trong các dịp lễ, tết và các ngày nghỉ cuối tuần cơ bản đƣợc bảo đảm.

Chất lƣợng dịch vụ du lịch ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn, hầu hết các cơ sở lƣu trú du lịch nhất là các cơ sở 3 sao, 4 sao đều quan tâm và tích cực tái đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách, giữ đƣợc uy tín, thƣơng hiệu, duy trì đƣợc tỷ lệ khách quay lại.

Hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch tiếp tục đƣợc tăng cƣờng trên nhiều mặt và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, đi dần vào chiều sâu. Thƣơng hiệu Du lịch Bình Thuận tiếp tục đƣợc khẳng định và lan tỏa ngày càng xa hơn. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch đƣợc chú ý và triển khai bằng nhiều hình thức.

2.3.3.2. Những mặt tồn tại

Tuy hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua có bƣớc phát triển khá nhanh, nhƣng nhìn chung vẫn còn ở điểm xuất phát thấp. Hạ tầng cơ sở yếu, các điều kiện về vật chất kỹ thuật còn thiếu và kém đồng bộ là những trở ngại lớn đối với việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt ở các khu vực biển đảo.

Chƣa chú ý đến việc tạo ra những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo có sức hấp dẫn, thu hút du khách, loại hình du lịch cộng đồng chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Việc khai thác tài nguyên du lịch chƣa thực sự chú trọng đến công tác đầu tƣ tôn tạo, bảo vệ đúng mức dẫn đến tình trạng tài nguyên bị suy thoái còn khá phổ biến (nhƣ điểm du lịch Suối Hồng,…)

Mức độ phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, các cấp quản lý tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch dải ven biển nới riêng còn hạn chế, vẫn còn tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc”. Một số vấn đề đặt ra khá lâu nhƣng chƣa đƣợc tập trung giải quyết có kết quả nhƣ: tình trạng lấn chiếm vỉa hè, kinh doanh trái phép tại khu vực du lịch trọng điểm Hàm Tiến, Mũi Né; tình trạng mua bán, sang nhƣợng đất đai trái phép tại các khu vực quy hoạch đất du lịch; vấn đề xét tính pháp lý về đất đai làm cơ sở cho nhà đầu tƣ thỏa thuận hoặc thu hồi để giao nhà đầu tƣ đối với trƣờng hợp lấn chiếm đất…Việc quy hoạch phố đi bộ, ẩm thực ban đêm; xác định khu vực hoạt động thể thao trên biển cấm bẫy tôm hùm con còn chậm.

Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch tuy có nhiều cố gắng, song nội dung, hình thức và nghệ thuật quảng bá còn lúng túng, tính hấp dẫn chƣa cao. Nguồn nhân lực còn nhiều bất cập trƣớc yêu cầu phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là tính chuyên nghiệp của đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch tại điểm còn nhiều hạn chế.

Việc triển khai, xây dựng các dự án du lịch vẫn còn khá chậm. Hoạt động du lịch phát triển chƣa đồng đều, khu vực phía Nam Phan Thiết và Long Sơn-Suối Nƣớc và tuy có khởi sắc nhƣng vẫn còn khó khăn nhất định, lƣợng khách đến chƣa thƣờng xuyên, thời gian lƣu trú ngắn.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng của các cơ sở kinh doanh ăn uống bên ngoài các khách sạn, resort chƣa đảm bảo, đặc biệt khu vực kinh doanh ăn uống ở khu vực quy hoạch công viên biển tại Hàm Tiến chƣa đƣợc kiểm soát, quản lý tốt.

An ninh trật tự, an toàn du khách, môi trƣờng xã hội có lúc, có nơi chƣa bảo đảm, còn xảy ra các vụ chết đuối nƣớc, cƣớp giật, trộm cắp tài sản của du khách, bán hàng rong, hoạt động mô tô nƣớc, cho ngƣời nƣớc ngoài thuê phƣơng tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe, tệ nạn mại dâm,…có chiều hƣớng gia tăng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

2.3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Hành lang pháp lý về du lịch tại tỉnh Bình Thuận còn nhiều bất cập, chính quyền địa phƣơng chƣa đƣa ra đƣợc các quy chế rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tính chất nhằm bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch dải ven biển theo hƣớng bền vững.

Mức sống và trình độ dân trí ngƣời dân nhìn chung còn thấp. Vì vậy đã ảnh hƣởng lớn đến việc bảo vệ tài nguyên cũng nhƣ việc khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Ý thức chấp hành các qui định về kinh doanh lƣu trú du lịch của một số doanh nghiệp chƣa cao gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Hoạt động kinh doanh lữ hành, hƣớng dẫn du lịch chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ nhất là kinh doanh lữ hành không đúng quy định, không đủ điều kiện và không khai báo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Các thể chế chính sách phát triển còn thiếu, hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên chƣa đồng bộ đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và việc giải quyết các bất đồng giữa các ngành và các chủ thể quản lý lãnh thổ có tài nguyên trong khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch dải ven biển nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên dải ven biển tỉnh Bình Thuận, có thể rút ra kết luận:

-Là mảnh đất giàu tiềm năng, nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên thuộc dải ven biển, tỉnh Bình Thuận đã xác định đƣợc mục tiêu, hƣớng khai thác phát triển du lịch biển trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những định hƣớng phát triển đúng đắn cùng với sự quản lý nhà nƣớc có hiệu quả đối với hoạt động du lịch biển đã đƣa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.

-Tuy nhiên, công tác khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển vẫn còn bộc lộ những hạn chế so với tiềm năng và nhu cầu thực tế, cụ thể:

Một là, việc quy hoạch, xây dựng các dự án du lịch vẫn còn khá chậm. Hoạt động du lịch phát triển chƣa đồng đều, khu vực phía Nam Phan Thiết và Long Sơn- Suối Nƣớc tuy có khởi sắc nhƣng vẫn còn khó khăn nhất định, lƣợng khách đến chƣa thƣờng xuyên, thời gian lƣu trú ngắn.

Hai là, hạ tầng cơ sở yếu, các điều kiện về vật chất kỹ thuật còn thiếu và kém đồng bộ là những trở ngại lớn đối với việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển, đặc biệt ở các khu vực biển đảo.

Ba là, hành lang pháp lý về du lịch tại tỉnh Bình Thuận còn nhiều bất cập, chính quyền địa phƣơng chƣa đƣa ra đƣợc các quy chế rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tính chất nhằm bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch dải ven biển theo hƣớng bền vững.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)