Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 25)

1.1.5.1. Di tích

Bên cạnh giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hoá truyền thống tập trung với mật độ cao ở vùng ven biển. Hiện nay có tới 915/2509 di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng quốc gia nằm ở vùng ven biển, đặc biệt trong số đó có 4 di sản văn hoá thế giới đƣợc UNESCO công nhận.

Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc và Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, vật thể và phi vật thể nhƣ: Đền Cửa Ông, Bãi cọc Bạch Đằng, cửa Lục Triều, núi Bài Thơ....nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình); Chùa Keo (Thái Bình), thành Nhà Hồ, Lam Kinh (Thanh Hoá)...các di tích văn hoá lịch sử đặc biệt quan trọng nhƣ di tích Nguyễn Du, di tích Kim Liên.

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, là vùng rất giàu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Số lƣợng di tích xếp hạng cho đến nay ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ là 157 di tích, trong đó có các di sản văn hoá Thế giới, gồm quần thể di tích Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn; nhiều di tích về hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tiêu biểu là đƣờng mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, khu chứng tích tội ác Sơn Mỹ, Nghĩa trang Trƣờng Sơn... Những đặc thù về lịch sử, văn hoá của vùng dải ven biển miền Trung kéo dài suốt từ Bình Định đến Bình Thuận đã đƣợc phản ánh trong sự đa dạng và phong phú của hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, trong đó có văn hoá Chăm nổi tiếng với một loạt các tháp Chăm từ lâu đã nhƣ biểu trƣng cho dải đất này. Hiện nay vùng du lịch này có khoảng 362 di tích, chiếm 14,4% số di tích đƣợc xếp hạng trong cả nƣớc.

Điều đặc biệt là tại địa bàn ven biển và hải đảo đã hội tụ, lồng ghép một cách nhuần nhuyễn giữa những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thông

qua sự hiện diện của các di tích có giá trị tạo nên đã sức hấp dẫn lớn về du lịch.

1.1.5.2. Lễ hội

Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách.

Đặc biệt, tại các vùng ven biển của nƣớc ta có một lễ hội truyền thống rất đặc sắc đó là Lễ hội Cầu Ngƣ.

Lễ hội Cầu Ngƣ (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là một hiện tƣợng văn hóa dân gian tiêu biểu của ngƣ dân ven biển, đặc biệt là của ngƣ dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.

Tục thờ cúng Cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín ngƣỡng thờ cá của ngƣời Việt các tỉnh Bắc bộ. “Ông” là tiếng gọi tôn kính của ngƣ dân dành riêng cho cá voi, loài cá thƣờng giúp họ vƣợt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Trong dân gian, ngƣời Việt cũng nhƣ ngƣời Chăm và ngƣời Hoa đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thƣờng mà là một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thƣờng, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận và tâm linh nhƣ con ngƣời. Không phải chỉ ngày xƣa mà ngay cả tới bây giờ nhiều ngƣời vẫn nghĩ thế. Do đó, việc tôn thờ và thờ phụng rất tôn nghiêm.

Trong sự chuyển hóa cá voi từ một loài vật nơi biển cả thành một vị Thần của cƣ dân sống bằng nghề biển, có vai trò của vƣơng triều nhà Nguyễn. Nhiều đời vua nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cá voi là “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn Thần”. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng Cá Ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng Ông luôn đƣợc làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội cúng Cá Ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng.

Thờ Cá Ông ở đây không chỉ đƣợc xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hƣng thịnh của cả làng. Hàng năm, thƣờng là sau khi ăn Tết xong, ngƣ dân tổ chức lễ tế Cá Ông lồng ghép dƣới hình thức Lễ hội Cầu Ngƣ và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam.

Lễ hội đƣợc diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thƣờng, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ đƣợc trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hƣơng án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không đƣợc dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rƣớc trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rƣớc Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các làng vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trƣớc và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của ngƣ dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hƣơng.

Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phƣơng có một hình thức tổ chức riêng, nhƣng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trƣng của Lễ hội Cầu Ngƣ là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vƣợt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngƣ dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngƣ dân nhƣ chèo thuyền, kéo lƣới hoặc đặc tả cảnh đƣa linh, rƣớc hồn “Đức Ông”.

Lễ hội Cầu Ngƣ lƣu giữ trong mình tín ngƣỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngƣỡng tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trƣng văn hóa biển. Lễ hội còn thể hiện ý thức "Uống nƣớc nhớ nguồn", tƣởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngƣ dân làng chài ven biển.

1.1.5.3. Làng nghề

Làng nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Làng nghề thƣờng mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trƣng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa. Thông thƣờng, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tƣ duy triết học, những tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Nƣớc ta là nƣớc có nhiều l à n g nghề thủ công

truyền thống, đặc biệt là các nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt.. ., mỗi làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

Đặc biệt các vùng ven biển đã hình thành nhiều làng nghề chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống của cƣ dân vùng biển. Ở vùng ven biển Tây Nam Bộ, các làng nghề chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng nhƣ tre trúc, lục bình, lau sậy, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nuôi trồng, khai thác thủy sản nhƣ cá đồng, cá biển, tôm, mực… Sản phẩm của làng nghề này chủ yếu là các mặt hàng phục vụ đời sống, thực phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhiều nhất là về tôm cá các loại. Còn ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ thì có các làng nghề nhƣ làng thúng chai, (Phú Yên), làng nghề chài lƣới, nghề làm mắm, làm muối,…đan giỏ cá khô, cá hấp, thúng, chai ở các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận,…

Các ngành nghề này thƣờng có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, có tính chất mùa vụ, chƣa vận dùng nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà chủ yếu thực hiện theo phƣơng pháp thủ công truyền thống.

1.1.5.4. Ẩm thực

Ẩm thực Việt Nam mang sắc thái địa phƣơng sâu sắc, trong đó ẩm thực biển có dấu ấn nổi bật trong bức tranh văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Biển nƣớc ta là một kho tài nguyên khổng lồ, gồm rất nhiều loại hải sản có giá trị, đây là cơ sở quyết định tới việc hình thành văn hóa ẩm thực biển. Hầu hết các món ăn từ biển là các loại hải sản nhƣ tôm, cua, cá, ghẹ, hàu, nghêu, sò,…Ngoài ra không thể thiếu một loại gia vị đặc trƣng của xứ biển nhƣ nƣớc mắm. Nƣớc mắm cũng có nhiều loại với công dụng kết hợp với thực phẩm khác nhau nhƣ nƣớc mắm nhỉ (đƣợc làm từ các cơm nguyên chất), mắm ruốc, mắm tôm,..Không chỉ vậy, do bối cảnh văn hóa, sinh thái mang lại mà ở mỗi vùng biển hàm chứa những nét riêng. Sự khác biệt này tạo nên sức hấp dẫn du khách không chỉ bởi

hƣơng vị đậm đà đặc trƣng mà còn bởi những loài hải sản kỳ lạ của xứ biển đã tạo nên những món ăn độc đáo. Có thể thấy trên khắp các vùng biển Việt Nam ở đâu cũng có tôm, cua, cá, ghẹ, mực,…nhƣng với những kỹ thuật chế biến đặc biệt, cách sử dụng và phƣơng thức ăn uống đậm nét văn hóa địa phƣơng đã tạo nên những loại đặc sản riêng, mới lạ và cuốn hút, ví nhƣ mực một nắng – gắn với địa danh Phan Thiết, chả cá thu Hải Phòng,…Bên cạnh đó còn có các sản vật biển đến từ các đảo trên biển nhƣ yến sào Nha Trang, cua đá ở Cồn Cỏ (Quảng Trị), có các món từ vùng ngập nƣớc gần bờ nhƣ các món làm từ sá sùng (có nhiều ở biển Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và vùng biển Móng Cái tỉnh Quảng Ninh). Sá sùng tƣơi có thể chế biến thành các món nhƣ nấu cháo, nấu canh, nƣớng vàng, xào chua ngọt, chiên giòn, làm gỏi...nhƣng ngon nhất vẫn là món nƣớng chấm tƣơng ớt, muối tiêu chanh. Thịt sá sùng nƣớng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon. Còn có những loại đặc sản từ vùng đất ven biển nhƣ đặc sản kỳ nhông ở Ninh Thuận, Bình Thuận,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận (Trang 25)