5. Bố cục của luận văn
2.3.9. Năng lự cR & D
Bao gồm vấn đề triển khai các sản phẩm mới, quy trình mới, về nghiên cứu và triển khai đƣợc tổ chức nhƣ thế nào, ngân quỹ dành cho R&D… R&D hữu hiệu sẽ tạo ra sức mạnh trong đổi mới công nghệ, có ƣu thế trong việc giới thiệu sản phẩm mới thành công, đa dạng sản phẩm dịch vụ mới.
2.3.10. Trình độ lực lượng lao động
Việc phân tích chỉ tiêu này bao gồm những xem xét về trình độ lực lƣợng lao động, năng suất công việc, những yêu cầu kỹ năng, đào tạo, các kế hoạch tuyển dụng, điều kiện làm việc trong doanh nghiệp, kể cả đánh giá về văn hoá doanh nghiệp. Điểm hạn chế điển hình về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh nghiệp là sự thiếu chuyên nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp. Những tác nhân nhƣ sự nhiệt tình, sự đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra, linh hoạt xử lý tình huống và thành thạo trong thao tác là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong cạnh tranh. Ngoài ra, vì sức mạnh của một doanh nghiệp không phải chỉ tồn tại trong một số cá nhân hay một nhóm mà trong sự đoàn kết, nhất trí hết mình vì sự sống còn của doanh nghiệp nên một môi trƣờng làm việc tốt, một tinh thần làm việc vì tập thể sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2.3.11. Vị thế và uy tín của doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp phát triển tốt hệ thống các chỉ tiêu nêu trên thì đồng thời cũng sẽ tạo đƣợc vị thế và hình ảnh của riêng mình. Đến lƣợt nó, vị thế, hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp lại tạo nên sức mạnh, tài sản vô hình để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trƣờng.
Uy tín hay danh tiếng của doanh nghiệp đƣợc hình thành là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì, theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc đúng đắn, hợp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng uy tín, thƣơng hiệu cũng nhƣ tên tuổi của doanh nghiệp, của sản phẩm càng nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến, tin tƣởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu trên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp một cách cô đọng, có thể xây dựng các chỉ tiêu trên thành bốn nhóm chính nhƣ sau:
Nhóm 1 : Đánh giá các chỉtiêu về vốn và thịphần.
Nhóm 2 :Đánh giá các chỉ tiêu thểhiện năng lực tài chính.
Nhóm 3: Đánh giá các sản phẩm dịch vụ tài chính (bao gồm tính đa dạng, chất lƣợng và giá cả)
Nhóm 4 : Đánh giá về trình độ công nghệ, nhân lực và hệ thống mạng lƣới.
Tóm lại, cạnh tranh trong thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ của
mình, mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh, điều này lại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của chính bản thân mỗi doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cạnh tranh không phải chỉ là những hành động mang tính thời điểm mà là cả một quá trình tiếp diễn không ngừng: khi các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ tốt nhất khách hàng thì điều đó có nghĩa là không có giá trị gia tăng nào có thể giữ nguyên trạng để trƣờng tồn vĩnh viễn mà mỗi ngày luôn có thêm điều mới lạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY TNHH
MTV XI MĂNG QUANG SƠN
3.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn
3.1.1. Lịch sử hình thành
Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên (nay là Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đầu tƣ tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 06/02/2002, do Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ Công Thƣơng) làm chủ đầu tƣ.
Dự án đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 39,5 ha tại thôn Đồng Thu, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sát đƣờng quốc lộ 1B cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km với tổng số vốn đầu tƣ trên 3.500 tỷ đồng.
Xi măng Quang Sơn đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò quay, tiên tiến và hiện đại với trang thiết bị dây chuyền đồng bộ do hãng FCB (Cộng hoà Pháp) thiết kế và cung cấp. Dây chuyền sản xuất chính cũng nhƣ các công đoạn phụ trợ đều đƣợc cơ khí hoá và tự động hoá cao, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu và điện năng. Sản phẩm của Công ty có chất lƣợng cao tƣơng đƣơng với các nhãn hiệu xi măng nổi tiếng hiện nay của nƣớc ta, sản phẩm của công ty gồm:
Clinker Cpc 50
Xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 40
Xi măng Pooc lăng PC 40
Xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 30
Hàng năm Công ty cung cấp trên 1,0 triệu tấn xi măng các loại phục vụ cho các công trình xây dựng.
Sau 8 năm thực hiện Dự án, ngày 14/12/2009, Dự án đƣợc chính thức đƣợc khánh thành, sản phẩm xi măng mang thƣơng hiệu Quang Sơn đã có mặt trên thị trƣờng, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam và ngành Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn và tăng thu ngân sách của tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyên. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Bộ Công Thƣơng, đã mở ra bƣớc phát triển mới cho Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam.
Ngày 1/7/2011, Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn chính thức đƣợc Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam quyết định thành lập, đánh dấu giai đoạn đƣa Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên đi vào khai thác.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, Tổng Công ty bổ nhiệm ngƣời đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, hiện nay là ông Hoàng Chí Cƣờng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam kiêm Chủ tịch Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn, cơ cấu tổ chức của Công ty đƣợc thể hiện ở hình sau:
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn
Nguồn: Số liệu tổng hợp của Công ty
3.1.3. Chức năng nhiệm vụ
* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam, hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Tổng Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công ty xi măng Quang Sơn tiến hành các hoạt động sản xuất xi măng và các ngành nghề khác đƣợc pháp luật cho phép.
- Vốn của Công ty bao gồm: Vốn do Tổng Công ty đầu tƣ tại Công ty, vốn do Công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật.
- Công ty có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của Công ty:
+ Quản lý và chủ động sử dụng số vốn của Công ty và Tổng Công ty đầu tƣ; + Chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của Công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Công ty;
+ Định đoạt đối với vốn, tài sản của Công ty theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nƣớc giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.
- Tổng Công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tƣ tại Công ty và vốn, tài sản của Công ty theo phƣơng thức không thanh toán, trừ trƣờng hợp quyết định tổ chức lại Công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Công ty chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với Tổng Công ty nhƣ sau: + Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Tổng Công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với Tổng Công ty; đƣợc tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng Công ty ký kết và giao lại.
+ Quyết định các dự án đầu tƣ tại Công ty và đầu tƣ, góp vốn vào Công ty khác theo phân cấp của Tổng Công ty; tham gia các hình thức đầu tƣ cùng Tổng Công ty hoặc đƣợc Tổng Công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ theo kế hoạch của Tổng Công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với Tổng Công ty.
+ Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do Tổng Công ty đầu tƣ; bảo toàn và phát triển vốn Tổng Công ty đầu tƣ và vốn do Công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Công ty về việc sử dụng vốn để đầu tƣ thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của Công ty theo quy định của Nhà nƣớc và điều lệ Tổng Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
+ Có quyền đề nghị Tổng Công ty quyết định hoặc đƣợc Tổng Công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sát nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
+ Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tƣ, đơn giá tiền lƣơng và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.
+ Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại đƣợc phân chia theo vốn Tổng Công ty đầu tƣ và vốn của Công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Tổng Công ty đầu tƣ đƣợc dùng để tái đầu tƣ tăng vốn nhà nƣớc tại Công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của Tổng Công ty theo quy định của Nhà nƣớc. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Công ty tự huy động đƣợc trích một phần vào quỹ đầu tƣ phát triển của Công ty theo tỷ lệ do Nhà nƣớc quy định; phần còn lại do Công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi.
+ Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tổng Công ty đầu tƣ do Tổng Công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Tổng Công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Tổng Công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của Tổng Công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về Công ty và báo cáo tài chính của Công ty với Tổng Công ty; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Ngành nghề kinh doanh
- Khai thác và kinh doanh khoáng sản; - Sản xuất xi măng;
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; - Sửa chữa, bảo dƣỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị;
- Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ;
- Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; - Dịch vụ lƣu trú;
- Dịch vụ ăn uống;
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Cho thuê xe có động cơ;
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác; - Dạy nghề;
- Kinh doanh các ngành nghề khác đƣợc pháp luật cho phép.
* Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
- Các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc Công ty quản lý các đơn vị trực thuộc theo chức năng gồm những nội dung sau:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chức năng. Tham mƣu trình Giám đốc ban hành các quy định quản lý thuộc lĩnh vực, chức năng của bộ phận mình. Hƣớng dẫn, huấn luyện cho những cán bộ quản lý và chuyên môn về chức năng đó của đơn vị thành viên.
+ Triển khai thực hiện các quy định quản lý ban hành trong Công ty.
+ Kiểm tra định kỳ việc thực hiện chức năng theo phân cấp của đơn vị thành viên. Khi có những công việc cụ thể phát sinh, thuộc chức năng nhiệm vụ của bộ phận nào, bộ phận đó chịu trách nhiệm giải quyết.
- Các đơn vị trực thuộc là các đơn vị trực tiếp hoặc phụ trợ cho hoạt động sản xuất của Công ty.
- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận do Lãnh đạo Công ty quyết định theo Điều lệ Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.4. Tổng quan dây chuyền sản xuất xi măng Quang Sơn
Dây chuyền sản xuất xi măng Quang Sơn công nghệ lò quay, phƣơng pháp khô, có hệ thống cyclone trao đổi nhiệt, buồng đốt Precalciner, công suất 4.000 tấn clinker/ngày. Đây là một dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến do hãng FCB (Cộng hoà Pháp) thiết kế và cung cấp thiết bị, các công đoạn đƣợc cơ khí hoá, tự động hoá cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng, năng suất cao, giảm mức tiêu hao nhiên vật liệu, vật tƣ, điện năng.
Thiết bị trong dây chuyền đƣợc điều khiển tự động từ phòng Điều hành trung tâm, phòng điều khiển công đoan. Phòng Quản lý chất lƣợng đƣợc trang bị hiện đại, đồng bộ. Hệ thống QCS kiểm soát chất lƣợng tự động, đảm bảo sản phẩm ổn định, tổng quan dây chuyền sản xuất đƣợc thể hiện ở hình sau:
11/27/2014 5 Trạm đập ĐV+ĐS Kho ĐV+ĐS Định lượng Nghiền liệu Silo bột liệu Lò nung Silo xi măng Nghiền XM Silo clinker Kho phụ gia Trạm đập phụ gia Đóng bao và xuất hàng
Hình 3.2. Tổng quan dây chuyền sản xuất xi măng Quang Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Quy trình công nghệ sản xuất gồm các công đoạn chính sau:
- Công đoạn đập và vận chuyển nguyên liệu: Năng suất máy đập: 950/1050 tấn/h. - Công đoạn kho chứa đá vôi, đá sét: Năng suất rải 950/1.100 tấn/h
- Công đoạn tiếp nhận than và phụ gia: Năng suất 200 tấn/h - Công đoạn chứa và vận chuyên than, phụ gia
Vật liệu đƣợc máy đánh đống có năng suất 160 - 415 tấn/h rải thành các đống riêng biệt.
Trong kho trang bị máy cào năng suất 160/180 tấn/h.