Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn (Trang 99)

5. Bố cục của luận văn

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ

sản phẩm xi măng của Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn

Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, Công ty cần phải phát huy hết tất cả các điểm mạnh của mình, tận dụng những thời cơ và lợi thế trên mọi mặt. Các giải giải pháp đề xuất đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích tiềm năng và quá trình vận hành hệ thống của xi măng Quang Sơn những năm qua.

4.4.1. Tăng cường năng lực quản lý điều hành, trình độ tổ chức kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh lâu dài của Công ty. Do đó, để có đƣợc đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trƣờng mở cửa, Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có. Cần phát hiện, bố trí và bồi dƣỡng những ngƣời có năng lực để phù hợp với ngành nghề, trình độ, năng lực của họ, phát huy những yếu tố đó. Tuyển dụng bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đặc biệt là các kỹ sƣ cơ khí, chế tạo máy, hiện đang rất thiếu trong Công ty. Thay thế kịp thời cán bộ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ.

Tạo sự gắn bó giữa quyền lợi với trách nhiệm của ngƣời lao động bằng các chế độ nhƣ: đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, kỹ thuât, bảo đảm việc làm ổn định , có chế độ tiền lƣơng và thƣởng mang tính khuyến khích. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo thích ứng môi trƣờng đối với ngƣời lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động nội bộ. Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong nội bộ.

Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thị trƣờng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới và các luật lệ về buôn bán trong nƣớc và quốc tế.

Để có đội ngũ ngƣời lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lƣợc đào tạo và giữ ngƣời tài. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Áp dụng quy định số năm làm việc tối thiểu của cán bộ công nhân viên với Công ty , có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, công bằng đối với mọi ngƣời trong, tạo không khí và môi trƣờng làm việc thuận lợi.

Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp… chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh.

Tăng cƣờng trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lƣợc. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thƣờng xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết về kỹ năng quản trị, quản lý, thuyết trình, đàm phán và kiến thức dự báo và định hƣớng chiến lƣợc...

4.4.2. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có tính đặc thù

Công ty cần tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm với thế mạnh nhƣ Clinker, xi măng PCB30; PCB40; xi măng rời. Thành lập bộ phận chuyên sâu để nghiên cứu các sản phẩm mới có chất lƣợng kỹ thuật cao nhƣ : Xi măng bền sunfat, xi măng dùng cho các giếng khoan sâu, xi măng chống sự ăn mòn của nƣớc biển...

Công ty cử cán bộ có năng lực đi nghiên cứu, học tập từ các dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Có thể trƣớc mắt thuê các chuyên gia về công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghệ xi măng nhƣ Nhật, Pháp, Đan Mạch...từ đó có thể tiếp cận nhanh chóng tiến bộ để áp dụng tích cực vào sản xuất.

4.4.3. Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm

Hiện nay, các đối thủ luôn chuẩn bị tích cực công tác đầu tƣ đổi mới trang thiết bị nhằm tạo đƣợc ƣu thế trên thị trƣờng về chất lƣợng sản phẩm để tạo ra giá thành thấp.

Giảm các loại chi phí sản xuất, chi phí khác trong sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các chi phí về đào tạo nhân lực, quảng bá sản phẩm, đầu tƣ mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất cần thiết vẫn đầu tƣ. Trong các loại chi phí cần giảm một cách hợp lý nhƣ chi phí lƣu kho, vận chuyển, phát sinh trong công tác giao dịch, hao hụt nguyên vật liệu,…

Một việc hết sức cần thiết là đầu tƣ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện gắn với việc xử lý, sử dụng chất thải công nghiệp, rác thải… dùng làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng, giảm giá thành sản phẩm.

Công ty cần có một kế hoạch tài chính dài hạn, toàn diện, phù hợp với kế hoạch về phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, phát huy kinh nghiệm sáng kiến cải tiến kỹ thuật của ngƣời lao động trong việc tăng năng suất sản phẩm, đảm bảo chất lƣợng, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu những sai sót, mắc lỗi kỹ thuật trong sản xuất. Thƣờng xuyên rà soát lại các chi phí, xem xét các khoản mục chi phí, không mang lại hiệu quả sản xuất.

4.4.4. Nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ

- Tăng cường hoạt động Marketing

Hiện nay, Công ty chƣa có phòng Marketing riêng, đang thực hiện rải rác ở các phòng ban chuyên trách thị trƣờng, mà trƣớc mắt là cần có một Trung tâm tiêu thụ sản phẩm. Nên việc nghiên cứu thị trƣờng và thu thập thông tin chƣa đƣợc thực hiện một cách hợp lý, thiếu đồng bộ và không đƣợc chuyên sâu, còn mang tính chất chắp vá, chủ yếu là các mối quan hệ khép kín, có sẵn nên chƣa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng, chƣa tạo ra đƣợc hệ thống khách hàng ổn định, bền vững. Thực hiện tốt hoạt động Marketing sẽ không để mất thị trƣờng và khách hàng của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính vì vậy, Công ty nên tổ chức một bộ phận hay phòng hoặc ban Marketing chuyên trách, có nhiệm vụ đảm nhận hoạt động Marketing, tập trung nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại… là vấn đề cấp thiết từ đó đề xuất với lãnh đạo về chiến lƣợc Marketing . Trong đó, cụ thể là:

- Lựa chọn sản phẩm chiến lược

Công ty cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Đồng thời, Công ty xi măng Quang Sơn cũng cần quan tâm đến chiến lƣợc thích ứng hóa sản phẩm nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu thị trƣờng. Trong chiến lƣợc kinh doanh, Công ty còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm mới, phải xem xét đánh giá nhận xét của khách hàng đối với sản phẩm của ngƣời tiêu dùng để kịp thời đƣa ra các giải pháp cần thiết.

- Hoàn thiện phương thức phân phối và tổ chức hệ thống bán hàng:

Hiện tại Công ty xi măng Quang Sơn đang sử dụng kênh phân phối gián tiếp tức là qua các trung gian, các đại lý bán buôn, bán lẻ. Từ đó đã giảm đƣợc chi phí nhân công. Các nhà bán buôn, bán lẻ sẽ đƣợc phép thay mặt Công ty thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách hàng. Với hệ thống phân phối đó, Công ty cần phát huy hơn nữa lợi thế các kênh phân phối để đạt hiệu quả cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cƣờng công tác quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại và các loại dịch vụ khác nhau để kích thích sức mua của thị trƣờng, đồng thời tăng cƣờng tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành,… để quảng bá hình ảnh từ đó thuận lợi cho việc tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp tốt.

- Phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Uy tín, danh tiếng của Công ty đƣợc hình thành từ các yếu tố: Chất lƣợng hệ thống quản lý, chất lƣợng đội ngũ nhân sự, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động marketing quảng cáo,…uy tín, thƣơng hiệu của Công ty sẽ đƣợc củng cố. Công ty thực hiện tốt việc quản lý nhân lực, chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng hoạt động marketing và quảng cáo, giữ vững và mở rộng đƣợc thị phần của mình… Công ty luôn luôn coi trọng thƣơng hiệu là công cụ hữu hiệu trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn tự nhỏ bé và hạn chế. Huy động vốn từ nguồn vốn vay không nhiều, trong khi nhu cầu về vốn rất lớn. Bởi vậy Công ty cần có chiến lƣợc huy động vốn dài, trung hạn và ngắn hạn cho phù hợp với việc sử dụng vốn.

Công ty cần xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng đối với từng khoản đầu tƣ, phƣơng án đầu tƣ và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đủ vốn hoạt động để sản xuất kinh doanh, đồng thời có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4.5. Một số kiến nghị

4.5.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước

- Thông qua việc tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc để các doanh nghiệp tăng cƣờng tự chủ tài chính. Nhà nƣớc ban hành các chính sách cho vay thƣơng mại ƣu đãi đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, tạo chỗ dựa cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng quốc tế, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thu, học hỏi và phát huy khả năng của mình.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp để xử lý đúng đắn các thông tin. Đây chính là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng năng lực cạnh tranh, làm căn cứ đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận với thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu, các nguồn thông tin lại có độ chính xác không cao, phân tán và chƣa thành hệ thống. Từ đó tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp cũng nhƣ ngân sách của Quốc gia.

- Hoàn thiện hơn nữa các chính sách thuế và công cụ thuế của chúng ta. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nƣớc để duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nƣớc và thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội. Cần có chính sách thuế ổn định, đảm bảo tính minh bạch của hệ thống thuế hiện nay.

4.5.2. Kiến nghị với Bộ công thương

- Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp với Văn phòng Phát triển bền vững Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ, ngành liên quan xây dựng diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân.

- Các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, đề xuất, thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nƣớc cho việc nghiên cứu về cải thiện môi trƣờng kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời bố trí nguồn vốn ngân sách thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tổ chức hội, hiệp hội ngành nghề.

4.5.3. Kiến nghị với Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam

- Bổ sung nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có cơ chế tuyển dụng thu hút các chuyên gia giầu kinh nghiêm trong ngành xi măng vào làm việc tại Công ty. Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Công ty thông qua các báo cáo, các chỉ tiêu kế hoạch.

- Tổ chức đào tạo, mở lớp bồi dƣỡng để nâng cao kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật.

- Điều phối, chỉ đạo các công trình Tổng Công ty làm chủ đầu tƣ sử dụng sản phẩm xi măng Quang Sơn.

- Quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty và Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn nói riêng. Xây dựng chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý hơn tùy theo đóng góp của mỗi cá nhân đối với Công ty. Đảm bảo chế độ công bằng, khuyến khích các cá nhân lao động giỏi và xây dựng cơ chế thuyên chuyển cán bộ hợp lý, để nhân viên trong Công ty lấy đó làm động lực để phấn đấu và phát triển lâu dài.

4.5.4. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên

- Chủ động và linh hoạt trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút đầu tƣ trong tỉnh.

- Thƣờng xuyên gặp mặt, trao đổi với doanh nghiệp để lắng nghe đề xuất, kiến nghị, cùng doanh nghiệp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Chỉ đạo các Sở, Ban ngành khi lập, phê duyệt dự toán, thiết kế các công trình xây dựng sử dụng sản phẩm của các Nhà máy trên địa bàn trong đó có xi măng của Công ty, xem xét để sửa đổi bổ sung đối với các dự toán, thiết kế mang tính chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn là đòi hỏi khách quan, cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc phát triển, làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về các nội dung sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất xi măng nói riêng. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đánh giá và phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn. Từ đó rút ra những hạn chế, tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm.

- Trên cơ sở lý luận, đánh giá và phân tích thực trạng tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn.

Trong quá trình nghiên cứu, bản thân với kiến thức và thời gian còn hạn hẹp, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chƣa thật toàn diện, kính mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy, cô để luận văn hoàn thiện và tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. TS. Ngô Trần Ánh (2000), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Tăng Văn Bền (1997), Maketing dưới góc độ quản lý kinh doanh, Nhà xuất bản

Thống kê.

3. Ngô Minh Cách (2010), Giáo trình Maketing, Nhà xuất bản Tài chính. 4. Trần Minh Đạo (1998), Maketing, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Học viện Tài chính (2002), Các chính sách marketing của doanh nghiệp NXB Tài Chính

6. Trần Thị Hoàng Lan (2003), Xây dựng chiến lược marketing cho ngành hàng Vật liệu xây dựng. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Quản Tri Kinh Doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)