Khả năng nắm bắt thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

2.3.4. Khả năng nắm bắt thông tin

Ngày nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin đã khẳng định vai trò to lớn của thông tin. Thông tin về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại; thông tin về tâm lý và thị hiếu khách hàng, thông tin về công nghệ mới; thông tin về về giá cả sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh…có ý nghĩa quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lý đúng thông tin, một mặt giúp cho doanh nghiệp hạn chế đƣợc rủi ro trong kinh doanh, một mặt qua thông tin có thể giúp doanh nghiệp tìm và tạo ra lợi thế trên thƣơng trƣờng, chuẩn bị đƣa ra đúng thời điểm những chính sách bán hàng mới nhằm tăng cƣờng sức cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.

2.3.5. Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đó, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngƣời tiêu dùng luôn luôn ƣa chuộng những sản phẩm có chất lƣợng cao và có các dịch vụ ƣu đãi, chăm sóc khách hàng tốt. Chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ hàng hóa là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh, nhất là khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm. Do đó, chất lƣơng sản phẩm và dịch vụ là tiêu chí xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.6. Giá cả của sản phẩm dịch vụ

Đối với hàng hóa thông thƣờng, ngƣời tiêu dùng khi mua hàng trƣớc hết nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lƣợng mà nó có. Trong khi đó tiếp theo là giá cả của sản phẩm dịch vụ phải đủ sức cạnh tranh đƣợc với sản phẩm dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng. Bảng giá đƣa ra cần trả lời đƣợc câu hỏi đơn giản và cơ bản là: với giá đó thì khách hàng đƣợc gì? Điều căn bản nữa là giá cả là một cách để “gợi chuyện” với khách hàng và quan trọng chính là “câu chuyện kể” của doanh nghiệp đối với khách hàng từ bảng giá đƣa ra: kể về những cái đƣợc của khách hàng và khi khách hàng đã chịu nghe và tin “câu chuyện kể về cái đƣợc” thì giá của sản phẩm dịch vụ có cao cũng thành thấp hoặc ít nhất cũng là giá phải chăng.

Giá cả là mối tƣơng quan trao đổi trên thị trƣờng. Giá còn là biểu tƣợng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Bên cạnh đó, giá cũng là một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp, mà giá cao chỉ thể hiện sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.

2.3.7. Kênh phân phối

Kênh phân phối đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ: sản phẩm và giá cả đem đến cho khách hàng những giá trị cơ bản, phù hợp với nhu cầu của họ; còn kênh phân phối hỗ trợ đƣa sản phẩm đến tận tay khách hàng và quyết định sự hài lòng của họ. Khi mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh thì điều đó sẽ quyết định cuối cùng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của chính doanh nghiệp đó, tức là quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh.

2.3.8. Truyền thông và xúc tiến

Tùy theo từng doanh nghiệp cũng nhƣ mục tiêu của kế hoạch sản phẩm khác nhau mà chi phí Marketing cao hay thấp. Khi xem xét tỷ lệ chi phí Marketing so với tổng doanh thu, nếu chỉ tiêu này cao mà duy trì và mở rộng đƣợc thị phần so với mục tiêu đề ra thì có nghĩa là việc đầu tƣ cho khâu Marketing là hiệu quả. Còn nếu nhƣ không đạt đƣợc mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại cơ cấu chi tiêu. Có thể thay vì quảng cáo rầm rộ, doanh nghiệp có thể đầu tƣ chiều sâu để tăng lợi ích lâu dài nhƣ đầu tƣ cho chi phí nghiên cứu và phát triển.

2.3.9. Năng lực R & D

Bao gồm vấn đề triển khai các sản phẩm mới, quy trình mới, về nghiên cứu và triển khai đƣợc tổ chức nhƣ thế nào, ngân quỹ dành cho R&D… R&D hữu hiệu sẽ tạo ra sức mạnh trong đổi mới công nghệ, có ƣu thế trong việc giới thiệu sản phẩm mới thành công, đa dạng sản phẩm dịch vụ mới.

2.3.10. Trình độ lực lượng lao động

Việc phân tích chỉ tiêu này bao gồm những xem xét về trình độ lực lƣợng lao động, năng suất công việc, những yêu cầu kỹ năng, đào tạo, các kế hoạch tuyển dụng, điều kiện làm việc trong doanh nghiệp, kể cả đánh giá về văn hoá doanh nghiệp. Điểm hạn chế điển hình về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp là sự thiếu chuyên nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp. Những tác nhân nhƣ sự nhiệt tình, sự đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra, linh hoạt xử lý tình huống và thành thạo trong thao tác là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong cạnh tranh. Ngoài ra, vì sức mạnh của một doanh nghiệp không phải chỉ tồn tại trong một số cá nhân hay một nhóm mà trong sự đoàn kết, nhất trí hết mình vì sự sống còn của doanh nghiệp nên một môi trƣờng làm việc tốt, một tinh thần làm việc vì tập thể sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.3.11. Vị thế và uy tín của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp phát triển tốt hệ thống các chỉ tiêu nêu trên thì đồng thời cũng sẽ tạo đƣợc vị thế và hình ảnh của riêng mình. Đến lƣợt nó, vị thế, hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp lại tạo nên sức mạnh, tài sản vô hình để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trƣờng.

Uy tín hay danh tiếng của doanh nghiệp đƣợc hình thành là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì, theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc đúng đắn, hợp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng uy tín, thƣơng hiệu cũng nhƣ tên tuổi của doanh nghiệp, của sản phẩm càng nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến, tin tƣởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu trên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp một cách cô đọng, có thể xây dựng các chỉ tiêu trên thành bốn nhóm chính nhƣ sau:

Nhóm 1 : Đánh giá các chỉtiêu về vốn và thịphần.

Nhóm 2 :Đánh giá các chỉ tiêu thểhiện năng lực tài chính.

Nhóm 3: Đánh giá các sản phẩm dịch vụ tài chính (bao gồm tính đa dạng, chất lƣợng và giá cả)

Nhóm 4 : Đánh giá về trình độ công nghệ, nhân lực và hệ thống mạng lƣới.

Tóm lại, cạnh tranh trong thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ của

mình, mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh, điều này lại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của chính bản thân mỗi doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cạnh tranh không phải chỉ là những hành động mang tính thời điểm mà là cả một quá trình tiếp diễn không ngừng: khi các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ tốt nhất khách hàng thì điều đó có nghĩa là không có giá trị gia tăng nào có thể giữ nguyên trạng để trƣờng tồn vĩnh viễn mà mỗi ngày luôn có thêm điều mới lạ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY TNHH

MTV XI MĂNG QUANG SƠN

3.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn

3.1.1. Lịch sử hình thành

Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên (nay là Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đầu tƣ tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 06/02/2002, do Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ Công Thƣơng) làm chủ đầu tƣ.

Dự án đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 39,5 ha tại thôn Đồng Thu, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sát đƣờng quốc lộ 1B cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km với tổng số vốn đầu tƣ trên 3.500 tỷ đồng.

Xi măng Quang Sơn đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò quay, tiên tiến và hiện đại với trang thiết bị dây chuyền đồng bộ do hãng FCB (Cộng hoà Pháp) thiết kế và cung cấp. Dây chuyền sản xuất chính cũng nhƣ các công đoạn phụ trợ đều đƣợc cơ khí hoá và tự động hoá cao, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu và điện năng. Sản phẩm của Công ty có chất lƣợng cao tƣơng đƣơng với các nhãn hiệu xi măng nổi tiếng hiện nay của nƣớc ta, sản phẩm của công ty gồm:

 Clinker Cpc 50

 Xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 40

 Xi măng Pooc lăng PC 40

 Xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 30

Hàng năm Công ty cung cấp trên 1,0 triệu tấn xi măng các loại phục vụ cho các công trình xây dựng.

Sau 8 năm thực hiện Dự án, ngày 14/12/2009, Dự án đƣợc chính thức đƣợc khánh thành, sản phẩm xi măng mang thƣơng hiệu Quang Sơn đã có mặt trên thị trƣờng, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam và ngành Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn và tăng thu ngân sách của tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Bộ Công Thƣơng, đã mở ra bƣớc phát triển mới cho Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam.

Ngày 1/7/2011, Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn chính thức đƣợc Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam quyết định thành lập, đánh dấu giai đoạn đƣa Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên đi vào khai thác.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, Tổng Công ty bổ nhiệm ngƣời đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, hiện nay là ông Hoàng Chí Cƣờng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam kiêm Chủ tịch Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn, cơ cấu tổ chức của Công ty đƣợc thể hiện ở hình sau:

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Công ty

3.1.3. Chức năng nhiệm vụ

* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty CP xây dựng Công Nghiệp Việt Nam, hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Tổng Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công ty xi măng Quang Sơn tiến hành các hoạt động sản xuất xi măng và các ngành nghề khác đƣợc pháp luật cho phép.

- Vốn của Công ty bao gồm: Vốn do Tổng Công ty đầu tƣ tại Công ty, vốn do Công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật.

- Công ty có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của Công ty:

+ Quản lý và chủ động sử dụng số vốn của Công ty và Tổng Công ty đầu tƣ; + Chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của Công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Công ty;

+ Định đoạt đối với vốn, tài sản của Công ty theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nƣớc giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.

- Tổng Công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tƣ tại Công ty và vốn, tài sản của Công ty theo phƣơng thức không thanh toán, trừ trƣờng hợp quyết định tổ chức lại Công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Công ty chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với Tổng Công ty nhƣ sau: + Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Tổng Công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với Tổng Công ty; đƣợc tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng Công ty ký kết và giao lại.

+ Quyết định các dự án đầu tƣ tại Công ty và đầu tƣ, góp vốn vào Công ty khác theo phân cấp của Tổng Công ty; tham gia các hình thức đầu tƣ cùng Tổng Công ty hoặc đƣợc Tổng Công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ theo kế hoạch của Tổng Công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với Tổng Công ty.

+ Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do Tổng Công ty đầu tƣ; bảo toàn và phát triển vốn Tổng Công ty đầu tƣ và vốn do Công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Công ty về việc sử dụng vốn để đầu tƣ thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của Công ty theo quy định của Nhà nƣớc và điều lệ Tổng Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

+ Có quyền đề nghị Tổng Công ty quyết định hoặc đƣợc Tổng Công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sát nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tƣ, đơn giá tiền lƣơng và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.

+ Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại đƣợc phân chia theo vốn Tổng Công ty đầu tƣ và vốn của Công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Tổng Công ty đầu tƣ đƣợc dùng để tái đầu tƣ tăng vốn nhà nƣớc tại Công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của Tổng Công ty theo quy định của Nhà nƣớc. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Công ty tự huy động đƣợc trích một phần vào quỹ đầu tƣ phát triển của Công ty theo tỷ lệ do Nhà nƣớc quy định; phần còn lại do Công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi.

+ Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)