Tích cực đàm phán để được hưởng GSP của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 74)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.3.1.2. Tích cực đàm phán để được hưởng GSP của Hoa Kỳ

Một trong các nội dung đàm phán cấp cao Việt - Mỹ thời gian qua được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trông đợi là chương trình thuế quan phổ cập (GSP) đối với nhiều hàng hóa Việt Nam. Có khoảng 3.600 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu được hưởng chương trình GSP. Hiện tại Việt Nam xuất vào Mỹ sản phẩm của khoảng 1.000 dòng thuế. Những mặt hàng nhập khẩu được cho là nhạy cảm, ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp của Mỹ không được hưởng GSP, thay vào đó thuế nhập khẩu đôi khi cao hơn những thị trường khác. Chẳng hạn như dệt may, giày dép, sản phẩm da, găng tay, túi xách, sản phẩm thép, một số nông sản có quota hoặc hàng hóa có quota khác... Những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, nhựa, gỗ, nông sản, thực phẩm... được xem là đối tượng hưởng GSP. Đối với nông sản, trái cây hay thực phẩm, để được hưởng GSP phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý thực phẩm Mỹ - FDA. Các mặt hàng gốm, sứ, lò sưởi, loa, thiết bị tăng âm, yên ngựa, kim loại quý, nữ trang giả, đồ gỗ, bút viết, thiết bị dụng cụ cho sân golf, bóng hơi... được ưu tiên nhập khẩu vào Mỹ và hưởng thuế theo GSP. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng đàm phán với Mỹ, sớm dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn. Nếu được hưởng GSP khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi để tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng vào thị trường Mỹ. Có được quy chế GSP, Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế quan giảm đáng kể, có thể từ mức 50% xuống còn 0%. Với ưu đãi về thuế, hàng hóa Việt Nam sẽ cạnh tranh tốt hơn với những quốc gia xuất khẩu khác ở thị trường Mỹ. Để được hưởng GSP, Việt Nam cần chú lưu ý đến quyền lao động và quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 74)