Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 52)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn này chứng kiến một sự khởi đầu hoàn hảo với các thành tích dù còn khiêm tốn nhưng rất ấn tượng qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1994-2000

Đơn vị tính: Triệu USD

Thời gian 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng XK 50.5 199 331.8 388.4 554.1 608.4 821.3

Tăng trưởng 294.1% 66.7% 17.1% 42.7% 9.8% 35.0%

Nguồn: Tổng hợp từ Thống kê của Cục điều tra Hoa Kỳ7

Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hóa trị giá 50.5 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp là 38 triệu (chiếm hơn 75% trị giá hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ) và hàng phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 triệu (tương ứng 24%). Năm 1995, nhờ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ (11/7/1995), kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 199 triệu USD (tăng 294,1%, tức là gấp gần 4 lần năm 1994), trong đó hàng nông nghiệp chiếm 151 triệu USD (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ) và hàng phi nông nghiệp đạt 47 triệu USD (24%). Năm 1996, trước những kết quả tốt đẹp của 2 vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định thương mại song phương, xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ đạt 331,8 triệu USD, tăng 66,7% so với năm 1995, năm 1997 đạt 388,4 triệu USD, tăng 17,1% so với năm 1996.

Ngày 10/3/1998, Hoa Kỳ lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam (Đây là điều luật hạn chế một số quyền lợi kinh tế, tài chính bởi các nước mà Mỹ cho rằng chưa có tự do di cư). Ngày 19/3/1998, Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp định OPIC để Quỹ đầu tư Tư nhân hải ngoại (Cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư Mỹ sang các nước đang phát triển) được hoạt 7 http://www.census.gov/foreign-trade/statistics/country/

động tại Việt Nam. Ngày 26/3/1998 Việt Nam cũng chính thức ký Hiệp định này. Kết quả là năm 1998, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 554,1 triệu USD, tăng 42,7% so với năm 1997.

Ngày 2/6/1999: Hoa Kỳ gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vanik với Việt Nam. Ngày 9/12/1999 tại Hà Nội: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIMBANK) ký 2 Hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích các dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. EXIMBANK có chức năng trợ cấp tín dụng cho các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá của Mỹ. Ngày 2/6/2000, Hoa Kỳ tiếp tục quyết định gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson -Vanik với Việt Nam. Nhờ đó, năm 1999 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục vươn lên mức 608,4 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 1998. Vào năm 2000, con số đã là 821,3 triệu USD, tăng 35% so với năm 1999 và gấp hơn 4 lần so với năm 1995 dưới tác động của hiệu ứng của Hiệp định thương mại (14/7/2000).

Để hình dung dễ dàng hơn về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 -2000, chúng ta có thể tham khảo biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1994-2000

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Thống kê của Cục điều tra Hoa Kỳ 2.3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu

Xét về mặt cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 1994-1997 là thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản. Trong nhóm này, cà phê chiếm phần lớn với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995 và 1996, 108 triệu năm 1997 và 147 triệu năm 1998. Hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam cũng đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch năm 1995 đạt 20 triệu USD, trong đó hàng dệt may chiếm chủ yếu gần 17 triệu USD và năm 1998 khoảng 28 triệu USD. Năm 1996 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 331,8 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp chỉ còn chiếm 46% và hàng phi nông nghiệp đã chiếm 54%. Từ năm 1996, nhóm hàng giày dép đã nổi lên như một điểm sáng với kim ngạch vượt nhóm hàng dệt may và đến năm 1997 kim ngạch đạt 97 triệu USD và năm 1998 đạt 115 triệu USD. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã có bước chuyển biến tích cực: hai năm 1994-1995 nhóm hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu thiếc. Trong năm 1996 ta đã bắt đầu xuất dầu thô sang Hoa Kỳ và đạt trị giá gần 81 triệu USD, năm 1997 đạt 52 triệu USD, năm 1998 đạt 66 triệu USD và năm 1999 có xu hướng giảm mạnh.

2.3.2. Giai đoạn 2001 – 2010

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn 2001-2010 chứng kiến một sự phát triển rực rỡ của xuất khẩu Việt Nam nói chung cũng như xuất khẩu sang Hoa Kỳ nói riêng. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn này đạt 36,6%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng khá ấn tượng 18% của tổng xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Nhờ đó, tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng xuất khẩu đã tăng từ 5,7% năm 2000 lên mức 19,9% năm 2010 với tỉ trọng bình quân giai đoạn này đạt 16,7%.

Bảng 2.2: Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2010

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê8

Việc ký kết Hiệp định thương mại song phương giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ là một bước tiến lớn của nền kinh tế nước ta ra thị trường thế giới. Bằng việc trao cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thuế suất tương đương mức của các nhà xuất khẩu khác thuộc nhóm các nước ưu đãi Tối huệ quốc - Most Favoured Nation (MFN), Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã thúc đẩy đáng kể kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Tiếp nối những thành công vang dội trong phát triển xuất khẩu của giai đoạn trước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2001 lần đầu tiên vượt con số 1 tỷ USD (1,065 tỷ USD), tăng 29,7% so với năm 2000 (821 triệu USD), cao gấp hơn 7 lần so với mức tăng 3,8% của tổng xuất khẩu Việt Nam cùng kì. Năm 2002 chứng kiến mức tăng trưởng 130,3% so với năm 2001, với kim ngạch đạt 2,45 tỉ USD. Năm 2003 và 2004 tăng lần lượt là 60,6% và 27,6% tương ứng với kim ngạch 3,94 tỉ USD và 5,03 tỉ USD.

Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ nói chung và xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới này nói riêng ngày càng phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 52)