Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP năm 2010 của Mỹ là 14.700 tỷ USD, cao hơn 2,5 lần so với mức 5.800 tỷ USD của Trung Quốc - nền kinh tế số hai của thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Mỹ cao gấp 11 lần so với người Trung Quốc.
Là cường quốc hàng đầu, có GDP cao nhất thế giới, Hoa Kỳ là thị trường có sức mua lớn nhất. Để có thể hình dung dễ hơn về sức mua khổng lồ của Hoa Kỳ, chúng ta cùng xem xét bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Tình hình nhập khẩu của Hoa Kỳ
(ĐVT: Triệu USD)
STT Năm Nhập khẩu của Hoa Kỳ
Tổng NK Hàng hóa Dịch vụ 1 2000 1.449.532 1.230.568 218.964 2 2001 1.369.496 1.152.464 217.032 3 2002 1.398.311 1.171.930 226.381 4 2003 1.514.503 1.270.225 244.278 5 2004 1.768.502 1.485.492 283.010 6 2005 1.996.065 1.692.416 303.649 7 2006 2.213.111 1.875.095 338.016 8 2007 2.351.289 1.982.843 368.446 9 2008 2.541.020 2.137.608 403.413 10 2009 1.956.310 1.575.400 380.909 11 2010 2.337.604 1.934.555 403.048
Nguồn: Tổng hợp từ Thống kê của Cục điều tra Hoa Kỳ2
Với diện tích lớn, dân số đông (trên 310 triệu), thu nhập cao (GDP bình quân khoảng 47.200 USD – năm 2010)3, tiêu dùng nhiều Hoa Kỳ thực sự là một cường quốc kinh tế với sức mua lớn nhất trên thế giới. Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 2000 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu không ngừng tăng lên (năm 2010 tổng nhập khẩu là 2.337,6 tỷ USD chiếm 16% GDP), Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu có sức hấp dẫn nhất thế giới đối với rất nhiều quốc gia.
Hơn nữa, cơ cấu nền kinh tế Mỹ ngày càng thu hẹp sản xuất do chi phí sản xuất ngày càng cao, không có sức cạnh tranh. Việc thu hẹp sản xuất đang gia tăng 2 http://www.census.gov/foreign-trade/Press-Release/2010pr/final_revisions/
đồng nghĩa với việc nước này phải tăng cường nhập khẩu. Vì vậy, Mỹ trở thành thị trường quan trọng nhất đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.