PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ:
HOA KỲ:
Phát triển xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để mở rộng nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, là một tiền đề của sự tăng trưởng. Do đó, tạo một nhịp độ phát triển xuất khẩu cao và bền vững phải là mục tiêu quan trọng của hoạt động ngoại thương.
Phương hướng chủ đạo để phát triển xuất khẩu là tạo dựng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng không giới hạn vào những mặt hàng cố định mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và biến động giá cả, ở đây trọng tâm cần đặt vào các mặt hàng chế biến (chủ yếu là nông, lâm, thủy sản) và hàng công nghiệp nhẹ (hàng dệt may, da và giả da), công nghiệp lắp ráp, sử dụng nhiều lao động có tay nghề khá. Đồng thời cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo cho nhóm hàng này có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào cuối thập kỷ này.
Trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, việc đổi mới chính sách cơ cấu hàng xuất khẩu phải căn cứ vào: thị trường xuất khẩu, điều kiện và khả năng sản xuất ở trong nước, hiệu quả cao (bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội). Trong ba yếu tố này, hiệu quả là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự lựa chọn cơ cấu về mặt hàng xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh trạnh của hàng xuất khẩu, cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng: (1) giảm tỷ trọng thô và sơ chế đi đôi với tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu, (2) giảm tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu truyền thống đi đôi với tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu mới, (3) tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thị trường. Trong thời gian tới, chính sách xuất khẩu là phải triệt để khai thác những lợi thế có thể xuất khẩu ngay, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào, có óc tiếp thu tay nghề nhanh, nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú hơn so với nhiều nước đã trở thành nước công nghiệp, phát triển các ngành khai thác và sản phẩm hướng tới xuất khẩu. Đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu đòi hỏi phải đổi mới cơ cấu sản xuất, gắn quy hoạch xuất khẩu với quy hoạch sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
Nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư vốn và công nghệ đối với các ngành, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh sản phẩm xuất khẩu thông qua các biện pháp tín dụng, tài chính, thuế… Việc đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu, danh mục các mặt hàng xuất khẩu sẽ thay đổi theo chiều hướng gia tăng các mặt hàng có sức cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao. Một số sản phẩm hiện nay đ- ược coi là mặt hàng chủ lực, có khả năng sẽ tăng lên về mặt số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhưng tỷ trọng của chúng lại có thể giảm đi trong kim ngạch xuất khẩu trong 10-15 năm tới. Ngược lại, một số mặt hàng hiện nay mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng lại có khả năng sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn.