Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 46)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1.1. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ:

Một số nội dung chính của Hiệp định có liên quan đến thương mại hàng hóa: Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ được hưởng mức thuế MFN trung bình khoảng 3% so với mức thuế hiện tại rất cao trên 40%. Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế một số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu và từng bước hủy bỏ hàng rào phi thuế quan để mở cửa thị trường hàng hóa. Cụ thể là:

- Về thuế quan: trong vòng 3-6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, giảm trung bình 30% mức thuế suất của 224 mặt hàng và giữ nguyên mức thuế hiện hành đối với 20 mặt hàng.

- Về quyền xuất nhập khẩu và quyền phân phối: trong vòng 3-10 năm cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc phân phối đối với 225 nhóm hàng theo mã HS 4 số, tức khoảng 2890 mặt hàng theo mã số HS 8 số (bao gồm cả các nhóm mặt hàng Việt Nam đưa vàolịch trình nhưng không cam kết).

- Về giá trị tính thuế: sau hai năm sẽ thực hiện theo Hiệp định định giá hải quan (CVA) của WTO.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong việc tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó, việc hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ là một trong những lợi ích quan trọng đối với Việt Nam.

Do hiệp định được các cơ quan lập pháp của hai nước thông qua nên phía Hoa Kỳ đã áp dụng thuế suất phù hợp cho hàng hóa của Việt Nam, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan hạn chế định lượng và mở đường cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Riêng hàng dệt may, phía Mỹ đề nghị quy định quy chế thương lượng

về quota nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong Chương I, Điều 1, Khoản 4. Quy định này đã được thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ với các nước như Trung Quốc, Bungari, Mông Cổ… Song quota này cũng sẽ bổ sung thị phần ở mức độ đáng kể cho hàng dệt may của Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 46)