2 Sử dụng linh hoạt, khéo léo các công cụ về thuế, chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 40)

Sử dụng linh hoạt, khéo léo các công cụ về thuế, chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ về tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm cách vượt qua rào cản về hàng rào kỹ thuật của Mỹ để thúc đẩy xuất khẩu thành công là một kinh nghiệm hết sức quan trọng.

• Đối với công cụ thuế, trong hoạt động thu thuế xuất khẩu, Chính phủ Trung Quốc thực hiện áp dụng thu thuế điều tiết xuất khẩu đối với hàng hoá có doanh thu lớn, nếu xuất khẩu không có lãi và lợi nhuận dưới 7,5 % thì không thu. Để thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp và áp dụng VAT đầu ra bằng 0% cho hàng xuất khẩu. Chế độ hoàn thuế xuất khẩu được Trung Quốc bắt đầu áp dụng từ năm 1983. Đến nay, các loại thuế sản phẩm được được hoàn lại bao gồm: thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và thuế tiêu dùng. Đối với việc áp dụng chế độ này, Quốc vụ viện đã yêu cầu phải thực hiện theo nguyên tắc thu bao nhiêu thì hoàn bấy nhiêu, hoàn thuế triệt để, không thu thì không hoàn. Để đảm bảo chính sách này được thi hành triệt để, ngành thuế vụ Trung Quốc còn phối hợp với các ngành hữu quan để có các biện pháp quản lý hoàn thuế xuất khẩu và đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện chính sách này.

• Đối với chính sách trợ cấp xuất khẩu, Trung Quốc thực hiện chính sách này ngay từ những năm đầu mở cửa. Để chuẩn bị ra nhập WTO, Trung quốc xoá bỏ trợ cấp cho xuất khẩu kể từ 1/1/1999. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn nhận được trợ cấp gián tiếp như giảm giá năng lượng, nguyên liệu thô và nhân

công; ưu đãi tín dụng (doanh nghiệp xuất khẩu được vay với lãi suất ưu đãi, bảo hộ rủi ro theo thông lệ quốc tế).

• Hỗ trợ về tài chính: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng đầu tư Trung Quốc, Tổng cục kiểm soát ngoại tệ là những tổ chức tài chính quan trọng được thành lập với nhiệm vụ trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Tất cả cơ quan có quan hệ buôn bán với nước ngoài đều phải mở tài khoản ở Ngân hàng Trung Quốc và thông qua đó để thực hiện để thực hiện mọi giao dịch ngoại tệ. Ngân hàng Trung Quốc thực hiện giám sát các công ty, các xí nghiệp sử dụng số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ xuất khẩu.

• Chính sách tỷ giá hối đoái: Trung Quốc sử dụng như một công cụ để tăng cường xuất khẩu. Trước 1979, việc quản lý ngoại hối theo cơ chế tập trung đã kìm hãm sự xuất khẩu. Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ thực hiện cải cách thể chế quản lý ngoại hối thông qua điều chỉnh tỷ giá hối đoái và thực hiện chế độ giữ lại ngoại tệ. Trung Quốc loại bỏ chế độ hạn chế khối lượng ngoại tệ tối đa. Theo hệ thống tài chính mới, các công ty và doanh nghiệp xuất khẩu có khoản thu ngoại tệ được bán ra theo tỷ giá thị trường. Sự thay đổi này cũng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài (trước đây họ bị buộc phải đăng ký nguồn vốn của mình theo tỷ giá chính thức của nhà nước song lại phải mang lợi nhuận về theo tỷ giá cao hơn trên thị trường ngoại hối).

• Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Các cơ quan thương vụ của Trung Quốc đã có nhiều cố gắng trong việc liên hệ với các ngành, các giới kinh doanh của các nước sở tại để thúc đẩy xuất khẩu như tham gia tích cực vào việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại; bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nước mình ở các nước sở tại, giúp đỡ các tổ chức đoàn thể hoạt động ngoại thương ở trong nước sang làm việc và buôn bán với nước ngoài.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn khéo léo tìm cách vượt qua các rào cản của Hoa Kỳ bằng các cách sau:

Thành lập các công ty thương mại quốc tế tổng hợp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có nhiều chi nhánh ở nhiều nước. Trong thời gian đầu hoạt động, các

hãng này được hỗ trợ nhiều mặt như vốn, xác định ngân hàng chủ quản, cho phép được quyền huy động vốn của nước ngoài, ưu tiên xem xét nếu có điều kiện chín muồi thì có thể huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.

Thiết lập hệ thống kênh phân phối thông qua hệ thống mạng lưới Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w