Hoa kỳ là thị trường có thể nhập khẩu nhiều hàng hóa có lợi thế sản xuất của Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 36)

xuất của Việt Nam

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế-thương mại của Việt Nam. Danh mục nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ gồm rất nhiều chủng loại khác nhau với kim ngạch rất lớn. Đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và đa dạng, nhất là đối với những mặt hàng mà ta đang và có tiềm năng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, điện tử, điện và gia công cơ khí ... Sau đây là một số lĩnh vực có liên quan nhiều tới khả năng cung cấp của các doanh nghiệpViệt Nam.

Hàng dệt may: Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may. Theo thống kê của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, năm 2003, tổng trị giá sản phẩm dệt may tiêu thụ ở Hoa Kỳ (bao gồm xơ, sợi, vải, thảm, hàng dệt trang trí và dùng trong nhà, quần áo…) xấp xỉ 190 tỷ USD, trong đó 105 tỷ là hàng sản xuất nội địa, còn lại là nhập khẩu. Năm 2005 Hoa Kỳ nhập khẩu 97,37 tỷ USD, năm 2006 là 101,15 tỷ USD, năm 2007 là 103,98 tỷ USD và năm 2008 là 100,51 tỷ USD. Năm 2009, dù khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ vẫn đạt 86,7 tỷ USD.4 Hiện nay, tổng nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ vào khoảng 100 tỷ USD/năm.5 Đối với quần áo, Hoa Kỳ là một trong hai thị trường nhập khẩu chính của thế giới bên cạnh EU. Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mêhicô, Ấn Độ, Hồng Kông, Canada, Hàn Quốc, Inđônêsia, Honduras, Việt Nam, và Italia.

Giầy dép: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất thế giới về giầy dép. Năm 2005, tổng giá trị giầy dép tiêu thụ tại Hoa Kỳ là khoảng 19,7 tỷ USD, trong đó sản xuất trong nước là 1,9 tỷ (tính theo trị giá xuất xưởng), còn lại là hàng nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan). Nếu tính theo giá bán lẻ thì tổng trị giá tiêu dùng giầy dép ở 4 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.288.gpopen.180835.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-hang-det-may-viet-nam-trien-vong-qua-cac- thi-truong-chinh.asmx

5 http://www.thuongmai.vn/hang-det-may-xuat-khau/35451-xuat-khau-det-may-vao-hoa-ky-lung-lo-nguy-co-bi-kien.html co-bi-kien.html

Hoa Kỳ năm 2005 xấp xỉ 60 tỷ USD. Hiện nay, khoảng trên 90% lượng giầy dép tiêu thụ ở Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu. Năm 2010, Hoa Kỳ nhập khẩu tới gần 21 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2009. Giai đoạn 2005-2010 chứng kiến sự biến động không đáng kể trong tình hình nhập khẩu mặt hàng giày dép vào Hoa Kỳ, khi giữ vững được kim ngạch 19 tỷ USD trong suốt 3 năm 2006, 2007 và 2008. Giá bình quân giầy dép nhập khẩu tiếp tục giảm do giầy dép thường giá thấp chiếm tỷ lệ tiêu thụ ngày càng tăng.

Đồ gỗ: Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000 – 2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California, Washinton là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado.

Nông, thuỷ sản và thực phẩm: Trước năm 2004, Hoa Kỳ luôn là nước xuất siêu về nông thuỷ sản và thực phẩm, song từ năm 2004 Hoa Kỳ đã trở thành nước nhập siêu với tốc độ tăng rất cao. Năm 2009, Hoa Kỳ đã nhập siêu khoảng 6 tỷ USD riêng với mặt hàng rau quả, trên tổng số kim ngạch 16 tỷ nhập khẩu rau quả vào nước này. Nhập khẩu nông thuỷ sản và thực phẩm của Hoa Kỳ có xu hướng tăng trong các năm gần đây do thị trường có nhu cầu đối với các loại sản phẩm có trị giá gia tăng cao, tươi sống, và cần nhiều lao động như các loại hoa quả, hạt, rau, cà phê, chè, các loại đồ uống, và thuỷ sản. Đáng chú ý, thuỷ sản là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Kim ngạch của riêng nhóm hàng này năm 2004 xấp xỉ 11,2 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch nhập khẩu nông thuỷ sản và thực phẩm. Xu hướng tăng nhập khẩu thuỷ sản vẫn sẽ tiếp tục vì thuỷ sản được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Năm 2009, tổng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ đạt 2,3 triệu tấn, có giá trị 13,32 tỉ USD,

giảm gần 1,2% so với 2,42 triệu tấn năm 2008 và giảm so với mức kỷ lục 2,5 triệu tấn năm 2006.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w