Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 77)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.3.1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa trên những lợi thế tự nhiên được thừa hưởng, đặc biệt là vị trí địa lý và đặc điểm dân cư. Đã đến lúc, chúng ta phải tạo dựng được các lợi thế cạnh tranh mới, đặc trưng. Từ đó, chúng ta mới có thể tận dụng tốt các cơ hội, khai thác triệt để các tiềm năng, vượt qua khó khăn, tạo đà tốt hơn để phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Có ba nhóm vấn đề quan trọng nhất Việt Nam phải giải quyết. Thứ nhất là mất cân đối kinh tế vĩ mô (mất cân đối về cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, mất cân đối tiết kiệm-đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái); Thứ hai là các nút thắt cổ chai về kinh tế vi mô (thiếu hụt kỹ năng lao động và hạ tầng; Thứ ba là tỷ lệ giải ngân và tác động lan tỏa tích cực của khu vực FDI thấp, mối quan hệ giảm dần giữa đầu tư và tăng trưởng) cũng như những yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh như hàm lượng giá trị gia tăng khu vực xuất khẩu thấp, lợi thế cạnh tranh về giá đang

giảm dần, sản phẩm trong nước có năng suất thấp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu...

Chính sách kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây của Việt Nam hiện đang là một điểm yếu lớn. Chính sách tài khóa của Việt Nam đang bị cản trở rất nhiều bởi các thâm hụt cơ cấu lớn của khu vực nhà nước. Áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao cũng như sự phát triển nóng của thị trường tài chính trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu là những dấu hiệu về một chính sách tiền tệ còn có vấn đề.

Trong khi đó, các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, đường sá, cảng, sân bay, năng lượng... đã được thực hiện nhưng tác động kinh tế - xã hội của các công trình đem lại chưa rõ do hiệu quả thấp và thiếu trọng tâm trọng điểm trong đầu tư. Đầu tư hạ tầng được dùng để bù đắp cho các tỉnh có tăng trưởng kém hơn chứ không phải nhằm tạo ra hiệu quả và tác động cao nhất có thể.

Về bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ mở cửa thị trường lớn nhưng có sự chi phối về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Trong khi các công ty nước ngoài đánh giá môi trường ở Việt Nam là khá cởi mở thì các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại đang phải chật vật để khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Cạnh tranh chủ yếu vẫn tập trung về giá và đối đầu trực tiếp, chứ không phải dựa trên chất lượng và khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ.

Các cụm liên kết ngành hình thành tự phát chủ yếu là do các công ty quy tụ về mặt địa lý để thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động kinh tế tương tự nhau. Nhưng hoạt động và sự liên kết trong các cụm ngành chỉ tập trung vào một số lĩnh vực hẹp chứ chưa mở rộng ra các lĩnh vực bổ trợ và có liên quan khác. Sự phối hợp chủ động giữa các công ty trong cụm ngành còn hạn chế.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng mô hình kinh tế hiện tại chỉ có thể duy trì một vài năm tới. Đây là thời gian Chính phủ Việt Nam cần xây dựng cho mình một mô hình kinh tế mới, cần phải làm được những điều kiện bản lề. Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế. Phải có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý nhà nước. Điều đó có nghĩa, các cơ quan

nhà nước sẽ chuyển từ việc đơn thuần là kiểm soát sang tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp phát triển. Hơn thế, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế sẽ chuyển từ kiểm soát một nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này, chúng ta cần thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây sẽ là cơ quan trực tiếp triển khai những nội dung nhằm nâng cao nặng lực cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời góp phần cải thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với việc phát triển doanh nghiệp, chúng ta cần phát triển các cụm ngành, lấy cụm ngành làm trung tâm của vấn đề cải cách. Dựa vào những cụm ngành sẵn có, các doanh nghiệp cần được thành lập và quy tụ thành những cụm ngành. Điều này sẽ tạo sức mạnh gắn kết các doanh nghiệp và hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp mới ra đời. Hơn nữa, các chính sách quản lý mới cần phải có sự đồng bộ và theo kịp yêu cầu phát triển của chính những cụm ngành này. Tuy nhiên, hiện đang hình thành một sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp dân doanh phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các điều kiện về tiếp cận vốn, đất đai, thậm chí là cả thông tin đều hạn chế hơn doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nhiều ưu đãi và lợi thế hơn các doanh nghiệp nội. Trong khi đó, xét về góc độ đóng góp và chia sẻ trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp khối dân doanh lại có những đóng góp lớn. Các chính sách phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới cần giải quyết bài toán bất bình đẳng này.

Nhà nước đã tập trung đầu tư nhiều cho khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khu vực này nhìn chung hiệu quả không cao. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân bị thiệt thòi nhiều về sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn đạt những hiệu quả hơn hẳn do đó chúng ta cần cho xây dựng những tập đoàn kinh tế tư nhân.

Các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi. Vừa làm nhiệm vụ chính trị, xã hội vừa làm nhiệm vụ của một doanh nghiệp là kinh doanh có lãi. Đây là một hạn chế lớn trong cơ chế. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần hết sức quan tâm đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân, cần coi

doanh nghiêp dân doanh là một tài sản của quốc gia, từ đó xây dựng phát triển cho nó lớn mạnh.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần phát huy năng lực cạnh tranh theo cách của mình. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn thụ động trong việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh. Phần lớn họ mới chỉ bắt chước nhau mà không tự tìm cho mình một con được riêng, một chiến lược riêng. Bài học về sự thành công của các doanh nghiệp tự tìm cho mình chuỗi giá trị, chỗ đứng và hướng đi riêng như: Cà phê Trung Nguyên, Biti’s, Hoàng Anh Gia Lai... là những tấm gương sáng chói để các doanh nghiệp khác noi theo trên tinh thần sáng tạo, “đứng trên vai của những người khổng lồ” để trở nên “vĩ đại”. Chỉ có như vậy mới có thể hy vọng rằng, trong một tương lai không xa, sẽ xuất hiện những Apple, Microsoft, Google … của Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: tHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w