Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 43)

Từ năm 1979 đến nay, FDI được coi là "chìa khoá vàng’’ trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn về thu hút vốn FDI. FDI đã thực sự trở thành một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bắt đầu khi dây chuyền lắp ráp ô tô đầu tiên của Nhà nước được xây dựng vào năm 1956 với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ). Sau khi thành lập công ty công nghiệp ô tô Trung Quốc vào năm 1964, Chính phủ Trung Quốc hướng mục tiêu phát triển thống nhất ngành công nghiệp ô tô thông qua việc thực hiện phân công lao

động giữa các vùng. Thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ V (1976 - 1980), Chính phủ đã thông qua chính sách mở cửa. Kết quả là phần lớn các công ty sản xuất trong nước đã ký các hiệp định để có được công nghệ phù hợp với công nghệ của các hãng sản xuất ô tô nước ngoài. Tuy nhiên, trong Kế hoạch 5 năm lần thứ VI, ngành công nghiệp ô tô bị loại ra khỏi danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên, do vậy ngành này đã rơi vào tình trạng phát triển không ổn định. Cho đến Kế hoạch 5 năm lần thứ VII, khi Chính phủ chỉ rõ

ngành công nghiệp ô tô là nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá của đất nước thì ngành này mới có thể thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài.

Tháng 7 năm 1994, Chính phủ đã công bố chính sách phát triển công nghiệp ô tô với sự ưu đãi đầu tư nước ngoài đặc biệt nhằm thu hút các hãng sản xuất ô tô của Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ tham gia vào thị trường trong nước. Volkswagen, Chrysler và Peugeot – Citroen của châu Âu là những hãng đầu tiên có mặt tại thị trường Trung Quốc vào những năm đầu của thập niên 80. Tiếp sau đó là các hãng ô tô Toyota Nhật Bản, tiếp đến General Motor và Ford của Mỹ vào những năm 90. Thông qua việc mở rộng các cơ sở sản xuất, tất cả các hãng này đã góp phần thiết lập nên hệ thống sản xuất ô tô ở Trung Quốc. Các hãng ô tô lớn trên thế giới cùng nhau thống lĩnh thị trường Trung Quốc (chiếm 72% thị phần). Trong đó, Volkswagen là hãng sản xuất ô tô đầu tiên tham gia thị trường Trung Quốc có hai địa điểm sản xuất, chiếm thị phần lớn nhất là 42%. Hiện nay, sự có mặt của tất cả các tập đoàn lớn trên thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… tham gia vào ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc với mức đầu tư nhiều tỷ USD.

Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng, chính cạnh tranh và tác

động lan toả của việc chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI đã mang lại sức sống và lợi thế so sánh cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Nhưng có một yếu tố quan trọng mà các nước đều không tính đến đó là xu hướng nới lỏng sự bảo hộ. Nhờ xu hướng này, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã có những bước phát triển thần kỳ, vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay về sản xuất và tiêu thụ ô tô. Để có được thành công

đó còn phải kể tới một số lý do sau: Trung Quốc có chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và những người lao động trong ngành công nghiệp ô tô; bên cạnh việc khuyến khích thu hút các nhà sản xuất nước ngoài tham gia vào công nghiệp phụ trợ thì Trung Quốc còn thực hiện chính sách mua lại các cơ sở sản xuất linh phụ kiện của các hãng xe lớn ở nước ngoài.

Nhờ vào chính sách thu hút FDI có hiệu quả, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc ô tô của thế giới. Sản lượng ô tô của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm. Vào năm 1994, Trung Quốc chỉ sản xuất được 251.000 xe và năm 1998 đạt 508.000 xe, năm 1999 đạt 570.410 xe. Năm 2004 sản lượng xe Trung Quốc đạt khoảng 3,4 triệu xe. Nhưng đến năm 2006, Trung Quốc đã đạt sản lượng là 8,882 triệu xe, đứng thứ 3 thế giới sau Nhật Bản và Mỹ. Vào năm 2008, Trung Quốc đạt sản lượng 9,345 triệu xe, năm 2009 là 12 triệu xe, năm 2010 là 18,27 triệu xe. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc (CAAM), tổng lượng xe bán ra trong hai tháng đầu năm 2011 đó lờn tới con số 3,16 triệu xe, tăng 9,71% so với cùng kỳ năm trước [10, tr.62,63].

Biểu đồ 1.1: 20 nước có nền sản xuất ô tô lớn nhất thế giới năm 2006

Nguồn: Hội kỹ sư ô tô Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang tổ chức và cải tổ lại ngành công nghiệp ôtô cả nước theo hướng tập trung hóa, thu gọn số lượng

nhà sản xuất ô tô, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của ô tô Trung Quốc. Trong quá trình cải tổ nền Công nghiệp ô tô, Trung Quốc đã hình thành 4 tập đoàn ô tô lớn là: Tập đoàn First Auto (Faw), Tập đoàn Dongfeng Auto (Daw), Tập đoàn Shanghai Auto (Saw) và Tập đoàn Tianjin Auto (TAW). Các tập đoàn này đều có rất nhiều thành viên ở tất cả 33 tỉnh thành Trung Quốc với sản phẩm đạt chất lượng quốc gia tương đương với khu vực và quốc tế.

Như vậy, vừa xây dựng các liên doanh với các hãng ôtô trên thế giới, vừa xây dựng ngành công nghiệp ô tô của riêng Trung Quốc với vốn 100% của Trung Quốc, là nét đặc thù của công nghiệp ô tô Trung Quốc. Do tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong các liên doanh của Trung Quốc với nước ngoài, phía Trung Quốc góp vốn ít nhất là 51%, phía đối tác nước ngoài là 49%, chứ không phải là tỉ lệ 30/70 nhưở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 43)