Do yêu cầu giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 32)

lao động

Mặc dù công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp hiện đại nhưng chúng ta không chỉ đơn giản nói rằng giảm lượng lao động thông qua tự động hoá sẽ

mang lại hiệu quả cao hơn. Tự động hoá ở một mức nào đó sẽ đem lại hiệu quả cao. Nhưng ngành công nghiệp ô tô cũng cần một lượng lao động lớn; trong nhiều quy trình sản xuất, công việc quá phức tạp đối với máy móc và rôbốt thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều nếu việc vận hành được giao cho con người.

Ngành công nghiệp ô tô chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong nền kinh tế

sản xuất ô tô trong tổng số 63 triệu lao động toàn nước Nhật Bản, tức là trong 10 người lao động thì có 1 người tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp trong sản xuất ô tô. Ngành công nghiệp ô tô Nhật bản hàng năm đóng góp 10% GDP của nước này. Tại Mỹ có trên 1 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp ô tô, bình quân cứ 7 người lao động thì có một người liên quan đến ngành ô tô [4].

Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, không chỉ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong ngành mà còn tạo thêm hàng ngàn việc làm cho các ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp sản xuất linh kiện và công nghiệp vật liệu cơ bản cũng tăng lên rất đáng kể. Ngoài ra, nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp “ăn theo” khác như ngành công nghiệp bảo dưỡng ô tô, công nghiệp sửa chữa ô tô và các địa điểm bán xăng dầu… cũng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển về

công nghiệp và thị trường ô tô.

Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam tiếp tục gia tăng và nạn thất nghiệp chưa có dấu hiệu ngừng lại. Theo đà suy thoái của kinh tế toàn cầu, tin tức không mấy khả quan về tình hình việc làm trên cả nước dồn dập được công bố. Số liệu của Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội đưa ra trong tháng 7 năm 2008 cho biết, hiện có khoảng trên 2 triệu lao động ở Việt Nam không có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của cả nước đang ở mức gần 5% nhưng đến tháng 3 năm 2011 thì tỷ lệ

thất nghiệp giảm xuống còn 2,58% tương ứng với khoảng 1,3 triệu lao động không có việc làm [6]. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ

góp phần tích cực giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam-VAMA, từ

cho Ngân sách Nhà nước 1,2 tỷ USD, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 8.500 lao động trong lĩnh vực ô tô nói riêng và khoảng 35.000 lao động trong các ngành phụ trợ, có liên quan đến sản xuất ô tô [9]. Do vậy, việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao

đời sống cho người lao động, giảm bớt nạn thất nghiệp cho xã hội. Đây là một vấn đề cấp bách của Việt Nam khi tiến hành CNH-HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)