Tình hình cấp Giấy phép đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 53)

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu hình thành sau khi có một số

Mekong và công ty liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC) vào năm 1991.

Nhưng mới chỉ sau 5 năm, đến tháng 9-1996 trên toàn quốc đã có tới 14 công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô với hầu hết các hãng nổi tiếng trên thế giới

được cấp Giấy phép đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 30-6- 2002, đã có 14 dự án lắp ráp ô tô được cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Nhưng trong quá trình thực hiện, có 3 doanh nghiệp do không triển khai hoạt

động nên đã bị thu hồi Giấy phép đầu tư là: Công ty TNHH Chrysler Việt Nam và Công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapore bị giải thể theo quyết

định ra ngày 6-7-2000 và ngày 18-12-2000; còn Công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Namđược dãn tiến độđến năm 2003 [7].

Đến năm 2005 và 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cấp thêm Giấy phép cho 6 doanh nghiệp nữa. Trong đó có 4 doanh nghiệp mới được cấp phép trong năm 2005 là: Công ty ô tô Honda Việt Nam, Công ty ô tô JRD Việt nam, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Hàng xuất khẩu Việt Nam - VMEP); Công ty TNHH xe búyt Daewoo Việt Nam (trong 4 doanh nghiệp này có: 2 doanh nghiệp trước đây sản xuất xe gắn máy nay bổ sung mục tiêu sản xuất ô tô là Công ty ô tô Honda Việt Nam và Công ty liên doanh VME). Hai doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư

năm 2006 là Công ty liên doanh ô tô Việt San và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

Đến tháng 12-2007 lại có 1 doanh nghiệp nữa chính thức giải thể sau 12 năm hoạt động là Công ty liên doanh Vidanco Daihatsu (Vindaco) (xem bảng 2.1).

Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2009, Việt Nam có 20 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư. Nhưng trong qúa trình hoạt động có 4 doanh nghiệp bị giải thể. đó là:

Công ty TNHH Chrysler Việt Nam giải thể năm 2000

Công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapore giải thể năm 2000 Công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Nam giải thể năm 2003

Công ty sản xuất ô tô Vietindo Daihatsu (Vindaco) giải thể năm 2007. Hiện nay còn 16 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư, nhưng chỉ có 12 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó công ty Honda Việt Nam bắt đầu sản xuất từ năm 2006), còn 4 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng nhà máy là: Công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam, Công ty liên doanh VMEP và Công ty liên doanh sản xuất ô tô Việt San và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều sản xuất, lắp ráp các loại xe cao cấp (gồm có xe con, xe du lịch, xe tải, xe khách) và chỉ có 2 doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp xe tải hạng nặng là công ty liên doanh Hino Motors Việt Nam và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

Bảng 2.1: Danh mục các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô được cấp Giấy phép đầu tư

Stt Tên liên doanh Số giấy phép

Ngày cấp Tỷ lệ đóng góp vốn

1 Công ty ô tô Mêkong 208/GP22-6- 1991

Nhật Bản 51%, Hàn Quốc 19%, Việt Nam

30% 2 Liên doanh sản xuất ô tô

Hoà Bình (VMC)

228/GP 19-8-1991

Philippin 55%, Nhật Bản 15%, Việt Nam 30%. 3 Công ty ô tô Việt Nam –

Daewoo (VIDAMCO)

744/GP 14-12-1993

Hàn Quốc 100%. 4 Công ty liên doanh sản

xuất ô tô Ngôi sao

847/GP 23-4-1994

Nhật Bản 50%, Malaysia 25%, Việt Nam 25%.

(VINAstar) 5 Công ty liên doanh

Mercedes- Benz Việt Nam (MBV) 1205/GP 14-4-1995 Đức 70%, Việt Nam 30%.

6 Công ty ô tô Vietindo Daihatsu (VINDACO)- Giải thể năm 2007 1206/GP 14-4-1995 Nhật Bản 28%, Indonesia 39%, Việt Nam 33%. 7 Công ty liên doanh Suzuki

Việt Nam

1212/GP 21-4- 1995

Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%.

8 Công ty ô tô Isuzu Việt Nam 16/GP 19-10- 1995 Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%. 9 Công ty TNHH Ford Việt Nam 1365/GP 5-9- 1995 Mỹ 75%, Việt Nam 25%. 10 Công ty ô tô Toyota Việt

Nam 1367/GP 5-9- 1995 Nhật Bản 80%, Việt Nam 20%. 11 Công ty TNHH Chrysler Việt Nam (Giải thể năm 2000) 1366/GP 5-9- 1995 Mỹ 70%, Việt Nam 30% 12 Công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam- Singapore (Giải thể

năm 2000)

1500/GP 16-2-1996

Singapore 70%, Việt Nam 30%. 13 Công ty liên doanh ô tô

Nissan Việt Nam (Giải thể năm 2003)

1687/GP 30-9-1996

Việt Nam 25%, Nhật Bản và Malaysia 75%. 14 Công ty liên doanh Hino

Motors Việt Nam

1599/GP 18-5-1996

Nhật Bản 67%, Việt Nam 33%,

15 Công ty ô tô JRD Việt Nam

2005 Malaysia 100%

16 Công ty ô tô Honda Việt Nam 1513/GP 2005 Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%. 17 Công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam 2005 Hàn Quốc 100% 18 Công ty liên doanh

VMEP

2005 Đài Loan 70%, Việt Nam 30%

19 Công ty liên doanh sản xuất ô tô Việt San 2006 Hàn Quốc 70%, Việt Nam 30%. 20 Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. 2006 Trung Quốc 100% Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư. 2.2.1.2. V tình hình vn đăng ký

Trong giai đoạn 1991-1996, hàng năm ngành công nghiệp ô tô được bổ

sung một lượng vốn đầu tư đáng kể do sự ra đời liên tiếp của các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô. Nếu như năm 1991, vốn đầu tư đăng ký của 2 doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên là 93,995 triệu USD thì đến năm 1993, tổng số vốn đăng ký đã tăng 34,28% với lượng tăng tương ứng là 32,229 triệu USD. Trong các năm 1994-1995, khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh hơn. Năm 1994, vốn đầu tư đăng ký tăng 53 triệu USD với tốc độ tăng tương ứng là 41,98%. Đặc biệt trong năm 1995, vốn đầu tư đăng ký có tốc độ tăng vượt bậc là 250% do có sự góp mặt của 7 doanh nghiệp FDI với lượng tăng thêm là 442,066 triệu USD, đưa tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI đạt 621,29 triệu USD. Có thể nói, đây là năm có mức tăng vốn kỷ lục trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ trước đến nay.

Năm 1996, lượng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 83,376 triệu USD,

được đóng góp bởi sự ra đời của công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Nam, công ty liên doanh Hino Motors Việt Nam và công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapor, làm cho vốn đầu tư đăng ký tăng 13,4% và tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI đạt mức 704,666 triệu USD.

Đến năm 2002, vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta chỉ còn đạt 586,945 triệu USD, do công ty TNHH Chrysler Việt Nam và công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapor bị giải thể. Thực trạng này có thể giải thích bởi những bất cập trong chính sách, công tác quản lý dự án và do nhu cầu thị trường ô tô trong nước đã không đúng như

mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đến năm 2003, công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Nam lại chính thức giải thể đã làm giảm lượng vốn

đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp FDI xuống còn 574,729 triệu USD. Nhưng đến năm 2005 và 2006, vốn đầu tư đăng ký lại được tăng lên khoảng 425,27 triệu USD bởi sự góp mặt của 6 doanh nghiệp FDI. Như vậy, tính đến năm 2009 đã có 16 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng số

vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD[7].

2.2.1.3. Cơ cu vn đầu tư trc tiếp nước ngoài

* V cơ cu ngun vn theo đối tác

Trong 16 liên doanh sản xuất ô tô Việt Nam hiện nay, phía đối tác nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn sản xuất nổi tiếng đến từ Mỹ (Ford), Nhật Bản (Toyota, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu...), Đức (Mercedes, Daimler Benz), Hàn Quốc (Deawoo)… và cả các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Malaysia (Proton), Indonesia (Daihatsu), Singapor…

Từ bảng số liệu 2.1, có thể thấy phần vốn của các đối tác này chiếm khoảng 70% vốn đăng ký của các liên doanh. Nhiều nhất là 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gồm: công ty ô tô Việt Nam Daewoo -

Vidamco (được chuyển từ doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam năm 2000); công ty ô tô JRD Việt Nam, công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam và Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. Tiếp theo là công ty ô tô Toyota 80%, Công ty TNHH Ford 75% và thấp nhất cũng là 67% ở công ty liên doanh Hino Motor Việt Nam và công ty ô tô Vietindo Daihatsu. Tỉ lệ góp vốn của phía đối tác nước ngoài trong các liên doanh khá cao do đây là ngành đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Với tỉ lệ góp vốn lớn, phía nước ngoài có tiếng nói quyết định trong việc định ra đường lối hoạt động của các liên doanh.

Còn phía các đối tác Việt Nam đều là doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và một số nhỏ

thuộc địa phương với tỷ lệ góp vốn thấp, trung bình khoảng 30% vốn pháp

định của doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, tỷ lệ cao nhất mới chỉ là 33% và thấp nhất là 20% vốn pháp định. Bên Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, việc góp vốn theo phương thức này vừa không làm tăng trách nhiệm bảo toàn vốn của bên Việt Nam trong liên doanh, vừa làm cho bên nước ngoài không phát huy hết cố gắng của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh xét trên góc độ dài hạn.

* V cơ cu vùng và lãnh th

Ngành cơ khí Việt Nam từ trước năm 1991 đã có xu hướng tập trung tại hai khu vực: Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sau năm 1991, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô cũng đã chọn hai vùng kinh tế này để thành lập các cơ sở sản xuất của mình tại Việt Nam. Việc các doanh nghiệp FDI chọn cụm công nghiệp Hà Nội – Vĩnh phúc - Hải Phòng và cụm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh -

Đồng Nai - Bình Dương để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô là đã tận dụng các thế mạnh sau:

Một là, thuận tiện cho nhập khẩu các loại linh kiện phục vụ cho sản xuất, giảm được nhiều chi phí vận chuyển hàng hoá, vật tư, đồng thời thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Hai là, tận dụng được thế mạnh sẵn có của các doanh nghiệp cơ khí quốc doanh lớn, thu hút được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao.

Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Nội (06 nhà máy), Thành phố Hồ Chí Minh (03 nhà máy), Thành phố Hải Phòng (01 nhà máy), Tỉnh Hải Dương (01 nhà máy), Tỉnh Bình Dương (01 nhà máy), Tỉnh

Đồng Nai (02 nhà máy), Tỉnh Vĩnh Phúc (03 nhà máy), Tỉnh Hưng Yên (01 nhà máy), Tỉnh Phú Yên (01 nhà máy) (xem phụ lục 1). Theo công ty Mercedes-Benz thì cứ 100 xe bán được thì có tới 65 chiếc từ đại lý thành phố

Hồ Chí Minh và 30 chiếc tại Hà Nội, các tỉnh còn lại chỉ bán 5 chiếc [21].

* V hình thc đầu tư

Toàn bộ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô ô tô ở Việt Nam chủ yếu đều là các liên doanh theo công văn số

2308/UB-TĐ ngày 14-11-1994 về Hướng dẫn lắp ráp, sản xuất ô tô ở Việt Nam do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (SCCI) và Bộ Công nghiệp nặng ban hành. Trong văn bản này, Chính phủ khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh vì doanh nghiệp liên doanh là phương tiện thu hút vốn đầu tư

nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô có hiệu quả nhất.

Việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp liên doanh là cách thức

để chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam một cách nhanh chóng cũng như phát huy tối đa hiệu quả từ nhiều phía. Doanh nghiệp liên doanh còn là trường đào tạo trực tiếp đội ngũ những nhà kinh doanh, những cán bộ

kỹ thuật làm việc theo mô hình kinh doanh hiện đại với tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp bên đối tác nước ngoài đẩy chi

phí quảng cáo và bán hàng lên cao để thực hiện ý đồ “lỗ theo kế hoạch”, khiến đối tác Việt Nam không kham nổi, từ đó độc chiếm bằng cách chuyển

đổi liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài.

2.2.1.4. Tình hình sn xut kinh doanh ca các doanh nghip FDI * Tình hình thc hin vn đầu tư * Tình hình thc hin vn đầu tư

Tính đến năm 2004, các dự án liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt 432,652 triệu USD, bằng 74,9% tổng số vốn đăng ký 574,729 triệu USD [3].

Bảng 2.2: Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI

Đơn vị: Triệu USD

Stt Tên doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư % Thực hiện (3)=(2)/(1) Đăng ký (1) Thực hiện (2)

1 Công ty ô tô Toyota 89,6 110,627 123,5 2 Công ty liên doanh Vindaco 32 12,914 40,3 3 Công ty TNHH Ford Việt Nam 102,7 72 70 4 Công ty liên doanh VMC 58 25 43,1 5 Công ty liên doanh Hino Motors

Việt Nam

17,03 8,84 51,9 6 Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo

(Vidamco)

32,229 30 93

7 Công ty liên doanh Suzuki Việt Nam 34,175 30 87,78 8 Công ty ô tô Isuzu Việt Nam 50 23,92 47,84 9 Công ty LD Mercedes – Benz 70 30,356 43,36

10 Công ty ô tô Mê Kông 35,995 35,995 100

11 Công ty liên doanh VinaStar 53 53 100

Tổng 574,729 432,652 74,9

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 cho thấy, đi đầu trong việc triển khai dự án là công ty ô tô Toyota Việt Nam với tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt 123,5%. Có 2 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện 100% là công ty ô tô Mêkông và công ty liên doanh Vinastar. Có 6 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư

thực hiện ở mức cao như: công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (Vidamco) đạt 93%, công ty liên doanh Suzuki đạt 87,78%, công ty TNHH Ford Việt Nam

đạt 70%. Vậy có 7 trên tổng số 11 liên doanh có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt mức trên 50%.

Hiện nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đã đạt hơn 80% vốn đăng ký. Hầu hết các dự án đã thực hiện góp toàn bộ vốn pháp định (trừ một số các dự án mới cấp phép năm 2005 và năm 2006). Như vậy, so với tình hình thực hiện các dự án có nhân tố nước ngoài khác ở Việt Nam, vốn thực hiện trong các dự án ô tô chiếm hơn 80% vốn đăng ký là tỷ lệ tương đối cao, điều đó cho thấy tinh thần thiện chí của các bên nước ngoài khi tham gia liên doanh. * V sn lượng sn xut 6,000 7,000 13,934 19,556 26,873 42,556 43,352 39,427 40,897 50,952 67,597 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Biểu đồ 2.1: Sản lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI từ năm 1998-2008

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, sản lượng ô tô do các doanh nghiệp FDI sản xuất biến động qua các năm. Vào năm 1998 mới chỉ sản xuất được 6.000 chiếc, đến năm 2004 đạt được sản lượng rất cao là 43.352 xe, nhưng đến năm 2005 sản lượng giảm đi chỉ đạt 39.427 xe. Từ

năm 2006 trởđi, số lượng xe do các doanh nghiệp FDI lắp ráp tăng lên liên tục ở

mức độ cao như: năm 2006 đạt 40.897 xe, năm 2007 đạt 50.952 xe và đến năm 2008 đạt sản lượng cao nhất từ khi bắt đầu sản xuất tới nay là 67.597 xe, năm 2009 đạt 60.108 xe, năm 2010 đạt 62.058 xe, năm 2011 đạt 59.112 xe [9].

* V doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)