ngành công nghiệp phụ trợ
Không giống như các ngành công nghiệp nặng là chỉ cần vốn lớn và công nghệ tốt, không cần nhiều đến công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp ô tô, ngoài việc cần phải có vốn lớn và công nghệ hiện đại thì kéo theo nó là cả một hệ thống các ngành phụ trợ khác như luyện kim, cơ khí, hoá chất (cao su, chất dẻo, sơn...), thuỷ tinh...
Công nghiệp phụ trợ có thể được ví như những tế bào cấu thành của ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, để có ngành công nghiệp ô tô phải hình thành được 5 cấp bậc sản xuất với hàng nghìn các doanh nghiệp tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất ô tô. Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đến là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn vừa và các doanh nghiệp rất lớn cung cấp linh kiện, cuối cùng là nhà lắp ráp. Do vậy, chỉ
cần vài hãng lắp ráp cuối cùng nhưng họ cần hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất trước đó. Cụ thể, để sản xuất ra một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1.600
nhà cung cấp các loại chi tiết, linh kiện. Hãng Meccedes cũng có khoảng 1.400 doanh nghiệp cung cấp. Vì thế, ngành công nghiệp ô tô không thể phát triển tốt nếu thiếu một nền tảng vững chắc của công nghiệp phụ trợ [17].
Trong khi đó đối với Việt Nam, hệ thống các ngành phụ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp ô tô. Mặt khác, hệ
thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, bí quyết công nghệ cần thiết để sản xuất các linh phụ kiện ở Việt Nam cũng rất thiếu, nên quá trình nội
địa hoá diễn ra rất chậm chạp, đồng thời còn làm cho giá xe ô tô nội địa rất cao so với giá xe ở khu vực và thế giới. Do vậy, nếu không có hợp tác đầu tư nước ngoài thì Việt Nam không thể có hệ thống các ngành phụ trợ và khi không có ngành công nghiệp phụ trợ thì sẽ không có được ngành công nghiệp ô tô.