Nhận thức về quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút FDI của các Bộ, ngành, địa phương phải được nâng cao, triệt để và thống nhất. Đồng thời phải dứt khoát và đưa ra quyết định chính xác trong việc xử
lý các vấn đề liên quan đến FDI. Quán triệt tư tưởng đối với những Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự coi trọng về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế đất nước nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng.
Luật pháp, chính sách của nước ta phải triệt để và đồng bộ, các văn bản hướng dẫn FDI cần minh bạch, nhất quán và việc thực thi pháp luật phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Việt Nam có thị trường nhỏ đểđạt được quy mô kinh tế thì ngành công nghiệp ô tô phải hợp tác thông qua liên kết khu vực, bởi vậy chúng ta có thể
thấy công nghiệp ô tô các nước ASEAN được phân chia với ưu thế của Thái Lan trong việc sản xuất linh kiện, phụ tùng; Malaysia và Philippin trong việc sản xuất ô tô con và Indonesia sản xuất xe tải. Việc hợp tác khu vực cũng tạo hiệu quả cho hệ thống sản xuất và phát triển thị trường.
3.2.2 Giải pháp thứ hai
Cần khắc phục thị trường ô tô để kích thích các doanh nghiệp FDI đầu tư:
Một là, cần quan tâm đến các biện pháp để nâng cao mức thu nhập của người dân Việt Nam đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Khi sản xuất hàng hoá tại các khu vực nông thôn tăng, nhu cầu vận tải để trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền tăng, hệ thống giao thông tốt, thu nhập tăng cao, tất cả
các yếu tố đó sẽ góp phần tăng nhu cầu mua sắm phương tiện giao thông vận tải, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Hai là, phải đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị; hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hoá ở các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
- Đẩy mạnh hợp tác đầu tư : Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là vấn đề
cực kỳ quan trọng, phải đi trước một bước để tạo cho nền kinh tế phát triển. Nhưng để phát triển cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì rất khó khăn và lâu dài, do vậy phải có nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cả nguồn vốn ODA và FDI. Như vậy, để phát triển mạng lưới giao thông, nhằm tạo thị
trường cho ngành sản xuất ô tô thì Nhà nước phải tạo điều kiện và môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển giao thông. Có thể nói
đây là nhân tố cơ bản quyết định tới sự phát triển của hệ thống giao thông Việt Nam, đồng thời là nhân tố gián tiếp để tăng cầu về ô tô của đất nước.
- Để tạo điều kiện thúc đẩy và mở rộng thị trường ô tô trong nước, trong việc quy hoạch đô thị cần ưu tiên dành phần đất để mở thêm các điểm
đỗ xe với mức thu phí đỗ xe hợp lý.
- Tiếp tục khôi phục, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là các tuyến Bắc - Nam, các tuyến nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến
hành lang Đông - Tây, các tuyến vành đai và các trục tại các thành phố lớn. Xây dựng nhiều tuyến xe buýt hơn, mở rộng các tuyến phố chính hay nâng cấp các ngã tư. Về lâu dài, cần phải xây dựng và quy hoạch thêm cơ sở hạ
tầng giao thông như cầu, đường hầm, đường cao tốc mới, đường vòng hay xe
điện ngầm, xe điện trên cao...
- Ngành giao thông công chính cùng một số ngành khác như: cấp thoát nước, điện, điện thoại, môi trường đô thị… cần phải liên tục thông tin cho nhau, phối hợp thực hiện các dự án liên ngành, lập kế hoạch đào bới, lắp đặt, san lấp lòng đường khoa học, tiết kiệm, khẩn trương trả lại nguyên trạng, tránh để tình trạng mặt đường bịđào dở dang hay san lấp cẩu thả.
Với giải pháp này, Nhà nước sẽ xây dựng được mạng lưới giao thông
đường bộ tốt và phát triển rộng khắp trong cả nước, điều này có ý nghĩa quan trọng đến việc nâng cao khả năng sản xuất và lắp ráp ôtô của các doanh nghiệp FDI nói riêng và của cả ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung.
3.2.3. Giải pháp thứ ba
Đẩy nhanh tiến trình nội địa hóa
Một là, trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung sản xuất những loại xe cao cấp thu được lợi nhuận lớn vì được bảo hộ qua thuế. Còn các loại xe phổ thông, xe chuyên dùng ở nước ta có nhu cầu lớn, nhưng các doanh nghiệp FDI hầu như không sản xuất. Đó là các loại xe thông dụng nhỏ đơn giản, giá phù hợp với mức thu nhập và sức mua còn thấp của đa số người dân Việt Nam, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông, với điều kiện sử dụng ở
Việt Nam. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất, lắp ráp các loại xe phổ thông, xe chuyên dùng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp FDI hiện có chuyển sang sản xuất các loại xe phổ thông hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng sản xuất xe các loại xe ô tô giá rẻ phục vụ nhu cầu của đại đa số người dân Việt Nam.
Hai là, Nhà nước cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Để sản xuất được các sản phẩm ô tô thông dụng và chuyên dùng đạt chất lượng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học - Công nghệ thông qua các chương trình nghiên cứu - phát triển. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực
điện tử, tin học, lắp ráp...
Nhà nước nên ưu đãi đặc biệt cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cao, công nghệ nền như chế tạo khung mẫu, đúc chính xác, nhiệt luyện, gia công cơ khí chính xác, xử lý bề mặt, xi mạ các sản phẩm phụ trợ bằng các hình thức hỗ trợ vay vốn đầu tư ưu đãi để mua công nghệ, paten; hỗ trợ 50% chi phí đào tạo công nghệ cho lao động Việt Nam; chi phí
đổi mới công nghệ được tính vào giá thành sản phẩm...
Ngoài ra Nhà nước cũng cần xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư công nghệ cao. Nội địa hoá sản xuất ô tô, đặc biệt là động cơ và bộ truyền động của ô tô là bước đi tất yếu để tiến tới có được ngành sản xuất ôtô.
Ba là, Nhà nước cần phải thay đổi chính sách bảo hộ thông qua các chính sách về thuế: chính sách thuế là công cụ quan trọng nhất mà Nhà nước sử dụng để điều tiết hoạt động của ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời gian tới, chính sách thuế của Việt Nam cần phải cải tiến theo các hướng sau:
- Định mức thuế thấp cho các phụ tùng có tỷ lệ nội địa hoá cao, các phụ
tùng xuất khẩu, các cụm phụ tùng đạt tỷ lệ nội địa hoá sớm hơn quy định, phụ
tùng được sản xuất bằng công nghệ cao. Xem xét áp dụng thuế giá trị gia tăng
đối với các mặt hàng này sao cho hợp lý.
- Bổ sung danh mục mặt hàng, mã thuế và mức thuế nhập khẩu đối với vật tư nguyên liệu sử dụng cho sản xuất phụ tùng linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được.
- Để phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ, trước hết cần kiên quyết xoá bỏ chính sách tính thuế theo bộ linh kiện CKD, cần phải duy trì mức bảo hộ hợp lý đối với chủng loại trong nước đã đầu tư sản xuất được. Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô đã được quy định cần khuyến khích sản xuất như :
động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải duy trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất từ 5 đến 10 năm để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng này.
- Cùng với việc hạn chế nhập ô tô đã qua sử dụng, cần thực hiện giảm thuế đối với các sản phẩm là ô tô thương mại và xe chuyên dụng được sản xuất, lắp ráp trong nước. Các loại xe du lịch do giá thành còn cao và không phục vụ nhiều mục đích kinh doanh nên thị phần ở Việt Nam còn thấp, có thể
tăng thuế để hạn chế sản xuất. Qua đó, cân đối lại cung cầu từng loại sản phẩm ô tô.
- Tiếp tục đàm phán với các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới để giữ được mức thuế nhập khẩu và nội địa hoá với thời gian đủ để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.
3.2.4. Giải pháp thứ tư
Cần phải đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ
Một là, chú trọng công tác cán bộ quản lý và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật:
Thứ nhất, đối với đội ngũ cán bộ quản lý
Trong hoạt động FDI, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ
vừa tham gia hoạch định chính sách, vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để xử lý tác nghiệp hàng ngày liên quan đến mọi hoạt động FDI. Cán bộ
quản lý Việt Nam trong các liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI.
Đối tác Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô đều là những công ty cơ khí chế tạo đầu ngành như: Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải, công ty cơ khí Sài Gòn, công ty cơ khí Cờ Đỏ, công ty 3983- Bộ Quốc phòng… nên những người đại diện của các đối tác này đều có những kiến thức nhất định về chế tạo máy, thậm chí có nhiều người được tu nghiệp ở
nước ngoài. Nhưng xét tình hình kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp ô tô còn yếu kém, chế tạo ô tô gần như không phát triển, lượng kiến thức về vấn đề này của mọi người cũng đã dần lạc hậu, cần phải
được trang bị thêm những vấn đề mới. Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường
đòi hỏi những nhà quản lý không chỉ biết về chuyên môn mà còn phải hiểu biết về pháp luật, chính sách và có năng lực điều hành sản xuất kinh doanh.
Điều đó đặt ra vấn đề cần phải liên tục mở các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý trong liên doanh; thực hiện các chương trình phối hợp đào tạo giữa các cơ sở sản xuất ô tô trong nước với các Viện, các trường Đại học ở trong và ngoài nước, nơi có các giáo sư, tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao. Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước cũng
nên định kỳ tổ chức các lớp học ngắn ngày, các hội thảo với doanh nghiệp để
giới thiệu những quy định, phương pháp quản lý mới hay dây chuyền công nghệ mới cho nhà quản lý Việt Nam trong liên doanh.
Song song với việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ở cơ sở sản xuất, Nhà nước cũng phải nâng cao năng lực chuyên môn, trình
độ quản lý của các viên chức làm việc liên quan đến sản xuất ô tô, thông qua một số buổi tham quan, kiến tập tại các cơ sở sản xuất tiên tiến ở nước ngoài. Công tác này rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả quản lý sản xuất - kinh doanh của cả một ngành kinh tế quốc dân Việt Nam.
Đồng thời xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang đứng trước một thực trạng thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động trình độ cao như kỹ sư, kỹ
thuật viên cao cấp. Mặc dù có học lực căn bản trong lĩnh vực cơ khí, điện,
điện tử, nhưng các kỹ thuật viên và công nhân Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô yếu về năng lực chuyên môn và trình độ tay nghề chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ giáo viên trong các cơ sởđào tạo thiếu cả
về số lượng và yếu về chất lượng, thiếu kinh nghiệm sản xuất công nghiệp, chương trình đào tạo của các cơ sở chưa gắn với chuẩn nghề nghiệp hoặc thiếu chủ động mở ra những ngành nghề đào tạo mới, trang thiết bị lạc hậu…Trước thực tế đó, yêu cần đặt ra là phải đào tạo lại đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên.
Trên toàn quốc có 3 loại hình cơ sở đào tạo: các trường đại học Công nghệ đào tạo kỹ sư chuyên ngành cơ khí ô tô, các trường cao đẳng công nghệ
đào tạo kỹ thuật viên, các trường dạy nghề đào tạo công nhân lành nghề. Với 6 cơ sở của các trường đại học công nghệ trên, hàng năm đào tạo ước tính khoảng 250 kỹ sư hệ chính quy và 500 kỹ sư tại chức, 30 thạc sỹ và 10 tiến sỹ
kỹ thuật. Có khoảng 300 trường cao đẳng và dạy nghề, hàng năm đào tạo hàng ngàn kỹ thuật viên, công nhân ngành cơ khí ô tô. Nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa cao. Do vậy,
đội ngũ giảng viên, giáo trình và trang thiết bị học tập tại các trường đào tạo nghề, cao đẳng và đại học cần phải được nâng cấp cả về chất lượng và số
lượng để cụ thể cung cấp các chương trình giáo dục, đào tạo kỹ thuật mang tính thực tiễn và cập nhật. Việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Một đội ngũ lao động có tay nghề cao chủ động đón đầu trước nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết để chúng ta tiếp thu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Do vậy chúng ta cần nhanh chóng tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ có trình độ chuyên môn cao. Hình thức đào tạo có thể là:
- Thành lập các cơ sở đào tạo ngay trong doanh nghiệp hoặc đào tạo tại các trường dạy nghề.
- Mở các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn do các tổ chức tư nhân, nhà