Phát triển công nghiệp ôtô là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 30)

khác phát trin

Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá, công nghiệp ô tô được coi là xương sống của ngành công nghiệp. Bởi vì, công nghiệp ô tô hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơ bản như: chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử… Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ô tô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp nhưđiện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa…. cùng phát triển theo.

Tính đến cuối thế kỷ XX, trên thế giới có khoảng 170 nước có công nghiệp chế tạo hoặc lắp ráp ô tô, vì các quốc gia đều hiểu và xác định được công nghiệp ô tô là nguồn động lực phát triển các ngành công nghiệp khác. Tính trên toàn thế giới thì ngành công nghiệp ô tô tiêu thụ 77% cao su thiên nhiên, 50% cao su tổng hợp, 67% chì, 40% máy công cụ, 18% nhôm, 12% thép, 25% thủy tinh, 64% gang đúc, 20% các vật liệu điện tử - bán dẫn (các linh kiện điện tử trong ô tô đã chiếm giá trị tới 900 USD/1xe, cao hơn cả giá trị của thép trong ô tô) và một khối lượng khổng lồ các nhiên liệu gồm xăng,

dầu diesel, dầu nhờn…. Ngoài ra cứ 1 đồng vốn cho sản xuất ô tô của thế giới thì phải đầu tư 8 đồng vốn cho các ngành công nghiệp phụ trợ và bình quân cứ 7 chỗ làm việc thì có 1 người thuộc lĩnh vực lắp ráp và chế tạo ô tô. Hàng năm ở Nhật Bản có 4,5 - 5,0 triệu xe ô tô bị thải loại không sử dụng được, trong đó 75% phế liệu có thể tái chế được. Tại Mỹ, ngành công nghiệp ô tô đã sử dụng 15% sản lượng thép, trên 10% sản lượng đồng, 27% sản lượng cao su tổng hợp, 75% sản lượng cao su tự nhiên của nước này [3]. Bởi vậy, có thể

nói công nghiệp ô tô đã liên kết rất nhiều ngành công nghiệp cùng phát triển. Chính vì lẽ đó mà việc kêu gọi nguồn vốn FDI để phát triển ngành công nghiệp ô tô còn do yêu cầu khách quan để thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng là ngành công nghiệp tổng hợp và là nguồn động lực để thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển. Trước hết phải kể đến sự phát triển của ngành vận tải. Các sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô là phương tiện vận tải hành khách và hàng hoá không thể thiếu đối với Việt Nam. Hơn nữa, các phương tiện này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế, trao đổi thương mại giữa các vùng miền, đặc biệt giúp cho việc xoá đói giảm nghèo ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. Nền an ninh quốc phòng của quốc gia cũng không thể thiếu vắng các phương tiện vận chuyển. Việc chủ động trong việc thiết kế, chế tạo ô tô và các thiết bị vận chuyển cho quân đội và các lực lượng an ninh khác sẽ làm tăng tính linh hoạt và cơ động cho các lực lượng này.

Sự tác động của ngành công nghiệp ô tô rất lớn, ảnh hưởng tới cả công nghiệp sản xuất linh kiện và công nghiệp nguyên vật liệu cơ bản. Công nghiệp ô tô và công nghiệp sản xuất linh kiện đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Do vậy, việc phát triển công nghiệp ô tô không chỉ phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện mà còn phát triển công nghiệp nguyên liệu trong giai đoạn dài. Việc thu hút FDI vào trong ngành công nghiệp ô tô cũng dẫn

đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp phụ

trợ ô tô. Các nhà cung cấp cũng sẽ tăng cường đầu tư và có thể hy vọng từ các nhà cung cấp sẽ kéo thêm đầu tư của các nhà cung cấp thứ cấp. Theo thời gian, các ảnh hưởng này cũng sẽ tác động đáng kể đến sự phát triển ngành công nghiệp nói chung.

Lấy ví dụ trường hợp công ty ô tô Toyota Việt Nam, tổng số vốn đầu tư

thực hiện của công ty này tính đến tháng 6 năm 2001 là 49,1 triệu USD. Cùng với việc đầu tư của công ty Toyota, một số nhà cung cấp trong tập đoàn Toyota cũng nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam. Công ty Denso (thuộc tập

đoàn Toyota) đã mở một công ty con chuyên sản xuất động cơ ô tô (Công ty TNHH sản xuất Denso Việt Nam) vào tháng 10 năm 2001 với tổng số vốn

đầu tư là 1,5 tỷ Yên (tương đương khoảng 12,5 triệu USD) [17].

Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô còn thúc đẩy và lôi kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam

đang rất cần như: công nghiệp cơ khí, điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa… và các dịch vụ vận tải, tài chính, bảo hiểm, thương mại…

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 30)