Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành công nghiệp ô tô ở châu Âu, Việt Nam cầnđịnh ra được hướng đi cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, với mục tiêu phát triển công nghiệp xe ô tô ở Việt Nam.
Công nghiệp ô tô và công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng đang dẫm chân tại chỗ. Sau 15 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện chỉ
vài chục với tỷ lệ nội địa hoá chỉđạt 5 – 10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ
Thứ nhất, lượng xe sản xuất ở Việt Nam quá thấp để các doanh nghiệp
đầu tư vào các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động nhằm giảm giá và tăng chất lượng của sản phẩm, do đó không cạnh tranh được với các linh kiện nhập. Với một công nghiệp lắp ráp vài chục ngàn ô tô/năm, các mục tiêu 30 – 50% rồi 70 – 80% của tỷ lệ nội địa hoá là những mục tiêu không thể đạt được và có thể nói là phi kinh tế.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam không hội nhập được vào hệ
thống cung cấp khép kín và rất chuyên nghiệp của các tập đoàn ô tô quốc tế.Sự chọn lựa một doanh nghiệp cung cấp mới thường phải có sự “đỡ đầu” của những thành viên nằm trong những hệ thống này.Nói cách khác, một doanh nghiệp có vốn FDI dễ được hội nhập hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam còn kém về công nghệ và vốn nên không thu hút được sự quan tâm của các
đối tác nước ngoài.
Mặc dù được hưởng một chính sách ưu đãi, hai ngành lắp ráp và phụ
tùng ô tô Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và không hỗ trợ nhau được để
phát triển.Để thoát ra khỏi tình trạng này, chúng ta nên tập trung phấn đấu cho công nghiệp phụ tùng hội nhập vào hệ thống sản xuất thế giới.
Con đường hội nhập
Hai thị trường chính của công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô là các hãng lắp ráp và hệ thống phân phối phụ tùng thay thế.Con đường hội nhập vào thị trường thay thế tương đối dễ hơn so với hệ thống cung cấp rất khép kín của các tập đoàn ô tô.Dù là thị trường nào, điều kiện tiên quyết để thành công là hàng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc điểm của công nghiệp ô tô là độ cạnh tranh rất cao về giá và chất lượng.Để được chấp nhận là người cung cấp, đòi hỏi sản phẩm và doanh nghiệp cung ứng phải đạt nhiều tiêu chuẩn, chủ yếu dựa trên ba điểm chính là chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng và giá.Trong đó, chất lượng sản
phẩm khi giao hàng phải bảo đảm các yêu cầu của hãng, với thời hạn bảo hành từ 1 – 3 năm.Về điều kiện giao hàng, doanh nghiệp phải bảo đảm số
hàng giao không đúng hạn không được quá một tỷ lệ định bởi hợp đồng.Sau mỗi lần giao chậm, doanh nghiệp phải đề ra một chương trình cải tiến. Về giá, mỗi năm, doanh nghiệp phụ tùng phải tăng hiệu suất lao động và quản lý, tăng kỹ thuật để giảm giá thành từ 2 – 5%.
Trung bình mỗi năm, gần 2% doanh nghiệp phụ tùng đã bị loại khỏi mạng cung cấp của một tập đoàn ô tô Âu châu vì không đạt được những tiêu chuẩn này.Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển lên tới 3 – 5%.
Để tham gia vào thị trường thế giới, công nghiệp phụ tùng ô tô Việt Nam phải chuẩn bị kỹ, chọn những ngành mà chúng ta có thể sản xuất theo
đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi có định hướng đúng, Việt Nam cần phải xác định các khâu đột phá dựa trên kế hoạch một số ngành mũi nhọn để mau chóng thành công và
được thị trường thế giới ghi nhận. Tiêu chí lựa chọn dựa vào bốn yếu tố sau: khả năng của những ngành công nghệ Việt Nam; khả năng về quản lý của các doanh nghiệp để đạt các tiêu chuẩn về chất lượng; sự đóng góp của những doanh nghiệp lắp ráp và cuối cùng là sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong những tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Một “hội nghị bàn tròn” giữa các ngành nghề liên hệ, các chuyên viên kỹ thuật dưới sự hướng dẫn và phối hợp của các cơ quan nhà nước có thể là khởi điểm của công việc xây dựng một kế hoạch phát triển công nghiệp phụ tùng ô tô Việt Nam.
Vai trò của Nhà nước
Hỗ trợ của Nhà nước ởđây không phải là ưu đãi, nhưng chính yếu là đề
ra một kế hoạch và tạo những yếu tố thuận lợi để thực hiện.
Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công phát triển các công nghiệp này như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Nhà nước đóng vai trò chỉđạo
công tác xây dựng một kế hoạch phát triển công nghiệp phụ tùng và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nó. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các đối tác nước ngoài, có các dự án cộng tác kỹ thuật với các tập đoàn ô tô, tổ chức quốc tế vừa để học hỏi thêm vừa quảng cáo các sản phẩm Việt Nam. Nhà nước giữ vai trò chính trong định hướng và tạo nguồn nhân lực bằng chính sách giáo dục và đào tạo, giúp doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực có trình độ. Bên cạnh đó, cần triển khai những trung tâm kỹ thuật ô tô để làm hậu thuẫn cho các doanh nghiệp phụ tùng, phát triển hạ
tầng cơ sở giao thông.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP 3.2.1. Giải pháp thứ nhất