Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 111)

V phía doanh nghip, để có th tr thành các nhà cung cp linh, ph kin cho các hãng nước ngoài, cn chú trng nhng đim sau:

- Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch khi cộng tác với các đối tác nước ngoài: Đảm bảo giao hàng đúng hạn; chất lượng sản phẩm luôn ổn định; và giá cả luôn cạnh tranh. Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng được đủ

các điều kiện về chất lượng, thời gian giao hàng thì mới được chọn.Các linh kiện chỉ đạt từ 80-90% chất lượng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không được chấp nhận.Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặt ra yêu cầu cho các công ty này phải tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lượng. Một số nhà cung cấp trong nước hiện là đối tác của các công ty liên doanh, công ty vốn đầu tư nước ngoài đã phải bỏ

nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo

điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO...

- Chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh sản xuất linh kiện. Các doanh nghiệp trong nước không thể bị động trông chờ các đối tác tìm đến với mình, mà cần chủ động tìm kiếm đối tác, thông qua các kênh thông tin khác nhau từ Internet, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức quốc tế...

- Chú trọng hợp tác liên doanh, hợp tác gia công sản phẩm xuất khẩu nhằm từng bước tiếp thu công nghệ, đồng thời tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô. Điều này sẽ phần nào giải quyết tình trạng dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế, xuất khẩu ra thị trường thế giới và đem lại giá trị gia tăng

cao hơn.Bằng cách đó việc tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp phụ trợ

KT LUN

Công nghiệp ô tô nói chung và ngành CNPT ô tô nói riêng là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật công nghệ ở trình độ cao. Song nó có vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia vì nó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Do vậy, hiện nay đã có 170/200 nước đã hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô, điều đó cho thấy ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp mang tính phổ biến trong cơ cấu của nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới.

Đối với các nước lạc hậu, kinh tế chưa phát triển như Việt Nam thì việc phát triển ngành công nghiệp ô tô là vấn đề cực kỳ khó khăn trên tất cả các mặt: từ vốn đến kỹ thuật – công nghệ và trình độ chuyên môn của cán bộ và công nhân. Do vậy, một yêu cầu khách quan đối với những nước này là phải

đẩy mạnh thu hút FDI để tạo ra cú hích cho nền kinh tế và cho ngành công nghiệp ô tô.

Nhận thức được tầm quan trọng này của nguồn vốn FDI trong xu thế

toàn cầu hóa hiện nay, cho nên trong đường lối đổi mới, Đảng ta đã coi FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Trong hơn 20 năm đổi mới, nguồn vốn FDI đã góp phần tạo nên những thành tựu đáng khích lệ cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước đưa nước ta ra khỏi tốp những nước nghèo khó và đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Riêng đối với ngành công nghiệp ô tô, bắt đầu từ năm 1991, những doanh nghiệp FDI đầu tiên được cấp Giấy phép sản xuất, lắp ráp ô tô đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đến nay đã trải qua 18 năm, nước ta đã có 16 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 1 tỷ

USD, cùng với 47 doanh nghiệp trong nước, hàng năm sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ khoảng 60.000-70.000 chiếc/năm, thu hút hàng nghìn lao động, đồng thời đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu mà ngành công nghiệp ô tô mang lại cho đất nước, các doanh nghiệp FDI nói riêng và ngành công nghiệp ô tô nói chung cũng đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nổi bật nhất là các doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng đến việc đầu tư các xí nghiệp lắp ráp các loại xe cao cấp với hàng chục chủng loại khác nhau, làm cho quy mô sản xuất nhỏ vài nghìn chiếc/năm mà không đầu tư sản xuất các loại xe thông dụng như xe tải nhỏ, xe buýt, xe đặc chủng... Đặc biệt là ít quan tâm đầu tư sản xuất linh kiện phụ trợ

mà hoàn toàn nhập khẩu từ bên ngoài về lắp ráp, làm cho tỷ lệ nội địa hoá đạt rất thấp không quá 10%, có doanh nghiệp chỉ đạt 2% nên giá xe lắp ráp tại Việt Nam rất cao, gấp 2-3 lần so với giá xe ô tô cùng loại ở các nước trong khu vực, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và cho lợi ích của quốc gia, trái lại lại làm giàu cho các nhà sản xuất nước ngoài.

Hiện nay, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế của các nước đều bị suy thoái, nhất là các nước tư bản phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... nên dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng giảm dần. Do đó, việc thu hút nguồn vốn FDI giữa các nước đang phát triển sẽ diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Bối cảnh đó đã đặt ra cho nước ta những thách thức lớn trong việc thu hút FDI để tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước và phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng.

Tuy nhiên, nguồn vốn FDI mà chúng ta thu được thật khiêm tốn, còn bộc lộ rất nhiều những mặt hạn chế. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản để thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô như sau: Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô để làm cơ sở thu hút vốn FDI; Nâng cao năng lực quản lý điều hành của nhà nước đối với FDI; Thu hút FDI để phát triển công nghiệp phụ trợ; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong cả nước; Tiếp tục hoàn

thiện một số chính sách để cải thiện môi trường đầu tư; Nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại; Chú trọng công tác cán bộ quản lý và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật; Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư để đảm bảo đúng định hướng thu hút FDI. Với những giải pháp này sẽ góp phần đưa công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH theo định hướng XHCN, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

[1] Bộ Công nghiệp (2004), Quyết định số 115/2004/QĐ - BCN ngày 27- 10-2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

[2] Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô.

[3] Bộ Công Thương (2002), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020.

[4] Bộ Công Thương (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020.

[5] Bộ Giao thông Vận tải – Cục Đăng kiểm Việt Nam (2009), Tổng hợp số liệu về phương tiện giao thông trong cả nước.

[6] PGS,TS Nguyễn Đình Cử – Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Dân số Việt Nam: Những đặc điểm nổi bật.

[7] Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo tình hình FDI trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ năm 1991 đến 2007.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9] Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA (2008), Báo cáo tình hình sản xuất ô tô từ năm 1991-2008.

[10] Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam - Trung tâm Phát triển công nghệ ô tô (2005),

Nghiên cứu, dự báo sự phát triển của công nghiệp ô tô thế giới và châu á trong giai đoạn 2005-2010 và những ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ.

[11] Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam - Trung tâm Phát triển công nghệ ô tô (2005),

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại xe ô tô hiện đang sản xuất, lắp ráp trong nước, Đề tài khoa học cấp bộ.

[12] Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam - Trung tâm Phát triển công nghệ ô tô (2007), Điều tra, khảo sát khả năng sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ở Việt Nam. Đề xuất biện pháp khuyến khích,Đề tài khoa học cấp bộ.

[13] Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2005.

[14] Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Trẻ, 2006.

[15] Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 186/2002/QĐ - TTg ngày 26-12-2002 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.

[16] Trung tâm thông tin & Tư liệu CIEM, tháng 3 năm 2008

[17] Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp (2002), Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tiếng Anh

[18] Diễn đàn doanh nghiệp (18/08/2010) theo website: www.Bee.net.vn [19] Website: http://tintuc.vnn.vn/newsdetail/kinh_te/44194

[20] Junichi Mori, Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities Through Collaboratve Training, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis, The Fletcher School, 2005.

[21] Website: http://www.google.com.vn [22] Website: http://www.vietnamcar.com [23] http://www.vir.com.vn/clitent/dautu. [24] http://www.vneconomy.com.vn

PHỤ LỤC

Địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô

Stt Địa bàn Tên liên doanh

1 Thành phố Hà Nội

- Công ty liên doanh VMC

- Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo (Vidamco) - Công ty sản xuất ô tô Vietindo Daihatsu (giải thể năm 2007)

- Công ty Hino Motors Việt Nam - Công ty liên doanh Mercedes – Bens - Công ty ô tô Mekong

2 Thành phố Hồ Chí Minh

- Công ty ô tô Mekong

- Công ty liên doanh Mercedes – Bens - Công ty ô tô Isuzu

3 Tỉnh Hải Dương - Công ty TNHH Ford Việt Nam

4 Tỉnh Bình Dương - Công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao – Vinastar

5 Tỉnh Đồng Nai - Công ty liên doanh Suzuki - Công ty liên doanh VMEP 6 Tỉnh Vĩnh Phúc - Công ty ô tô Toyota

- Công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam - Công ty ô tô Honda Việt Nam

7 Tỉnh Phú Yên - Công ty ô tô JRD Việt Nam 8 Tỉnh Hưng Yên - Công ty liên doanh ô tô Việt San

9 Thành phố Hải Phòng - Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.

A watermark is added at the end of each output PDF file.

To remove the watermark, you need to purchase the software from

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 111)