Ngành công nghiệp ôtô và ngành CNPT ôtô là ngành cần nguồn vốn đầu tư lớn

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 25)

ngun vn đầu tư ln và trình độ công ngh k thut cao

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng như về trình

khác, vốn đầu tư vào sản xuất ô tô cao hơn rất nhiều, trung bình để sản xuất một xe ô tô cần khoảng 15.000 đến 20.000 USD. Bởi vì, mỗi một chiếc ô tô có đến 20.000 đến 30.000 chi tiết, bộ phận khác nhau. Các chi tiết, bộ phận lại

được sản xuất với những công nghệ có đặc điểm khác biệt, do vậy vốn đầu tư

cho việc sản xuất các chi tiết thường rất lớn.

Thêm vào đó, do đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô là không ngừng vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, ngoài các khoản chi phí ban

đầu bao gồm chi phí xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề… và các khoản chi thường xuyên như mua nguyên vật liệu, bảo dưỡng nhà xưởng, máy móc, bảo quản hàng hoá… thì chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới trong lĩnh vực ô tô cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư ban đầu và tăng thêm.

Để lắp ráp được một chiếc ô tô hoàn chỉnh cần từ 20.000 đến 30.000 chi tiết các loại từ đơn giản đến phức tạp. Do đó tất cả các khâu từ sản xuất linh kiện đến lắp ráp đều cần có sự chuyên môn hoá với các tiêu chuẩn kỹ

thuật rất cao. Những công nghệ cơ bản được sử dụng vào việc sản xuất linh kiện ô tô gồm: Công nghệ sản xuất vật liệu và tái sinh vật liệu; công nghệ đúc; công nghệ dập tạo hình; công nghệ gia công cơ khí; công nghệ hàn, sơn….[12]

Chẳng hạn như dây chuyền công nghệ lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính như: các máy hàn điểm đứng, hàn điểm treo, hàn lăn, hàn mig, hàn tig, kèm theo thiết bị hàn và đồ gá chuyên dùng; thiết bị

tán đinh bằng khí nén… Sau đó còn cần dây chuyền công nghệ lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô cùng nhiều thiết bị hiện đại khác. Số lượng, chủng loại và

đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng. Khi sản phẩm hoàn thành, cần được kiểm tra chất lượng với dây chuyền kiểm tra được trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp. Trước khi

xuất xưởng, sản phẩm phải được chạy thử theo quy trình thử của cơ sở sản xuất và phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về chất lượng của sản phẩm [1].

Hình 1.2: Sơđồ khái quát quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô và những công nghệ cơ bản

(Nguồn : Hội kỹ sư ô tô Việt Nam).

Như vậy, công nghiệp ô tô và CNPT là hai ngành đòi hỏi công nghệ kỹ

thuật tiên tiến, hiện đại. Một sản phẩm ô tô được tung ra trên thị trường là sự

kết hợp của hàng nghìn, hàng vạn chi tiết các loại, không giống nhau. Mỗi chi tiết đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng và được chế tạo theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. Với sự đòi hỏi cao về kỹ thuật – công nghệ cũng như về nguồn vốn của ngành công nghiệp ô tô và CNPT của nó như vậy, nhưng đối với Việt Nam, bắt đầu từ con số không, nghĩa là không có kỹ thuật, không có công nghệ và cũng không có vốn. Cho nên tất yếu phải thu hút FDI để vừa kêu gọi vốn,

đồng thời thông qua đó để từng bước tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của thế giới. Công nghệ sản xuất vật liệu Các công nghệ cơ bản: - Thiết kế - Đúc - Rèn dập - Gia công cơ khí Các dây chuyền công nghệ: - Hàn - Sơn - Lắp ráp - Kiểm định - Đường thử - Xử lý môi trường Ô tô

Việc thu hút các công ty có vốn FDI vào ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ô tô sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam. Thông qua các doanh nghiệp FDI, việc chuyển giao các công nghệ mới, chuyển giao các bí quyết, các kỹ năng sản xuất ô tô cũng sẽ được thực hiện. Các doanh nghiệp FDI sẽ

có tác động tích cực tới các doanh nghiệp trong nước phải ứng dụng tiến bộ

khoa học, đổi mới trang thiết bị, máy móc, nâng cao trình độ công nghệ kỹ

thuật trong sản xuất và từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đây là con đường nhanh nhất để Việt Nam sớm có được ngành công nghiệp ô tô.

1.2.2. Do yêu cu nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán b, công nhân trong ngành công nghip ô tô, ngành CNPT ô tô.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 25)