Do yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân trong

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 28)

Đối với những ngành công nghiệp khác như dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng… người công nhân chỉ cần khéo léo sử dụng những loại máy móc

đơn giản và mỗi người công nhân chỉ làm những công việc chuyên môn đơn giản nhất định. Nhưng trong ngành công nghiệp ô tô, do công nghệ máy móc rất hiện đại nên người công nhân muốn vận hành được cần phải hiểu biết về

công nghệ sản xuất của bộ phận mình và tay nghề phải cao để đảm bảo sự

chính xác của từng chi tiết.

Mặc dù ưu thế của Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp nhưng hạn chế lớn trong ưu thế này lại là chất lượng nguồn lao động không cao. Cho nên, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân trong ngành công nghiệp ô tô còn thấp, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của ngành là phải có đội ngũ lao động chủ yếu là những người vận hành máy móc, những kiểm sát viên về chất lượng, các kỹ thuật viên và các kỹ sư có trình độ kỹ thuật cao. Do vậy, trong quá trình triển khai các nhà máy ô tô, hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn về khâu tuyển chọn cán bộ

Chính vì vậy để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động và trình độ tổ chức quản lý cho đội ngũ cán bộ trong ngành công nghiệp ô tô, tất yếu chúng ta phải kêu gọi vốn đầu tư FDI thông qua liên doanh liên kết. Do được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật mới, nên trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp ô tô cũng được nâng lên thông qua việc thực hiện các quy trình sản xuất, sử

dụng các máy móc, thiết bị hiện đại được cơ khí hoá và tự động hoá ở mức

độ cao. Đây là môi trường tốt nhất và nhanh nhất để chúng ta xây dựng

được đội ngũ cán bộ, công nhân ngành công nghiệp ô tô và CNPT có trình

độ chuyên môn và trình độ tổ chức quản lý cao, tiến tới sản xuất được ô tô mang thương hiệu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 28)