Đối với ngành công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 66)

Vai trò, vị trí rất quan trọng của ngành Công nghiệp phụ trợ (CNPT) đã

được khẳng định trên toàn thế giới. Các nước công nghiệp phát triển đều đã và đang kiện toàn hệ thống ngành công nghiệp này. Theo Bộ Công Thương, việc phát triển CNPT không những góp phần thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ

cho DN nội địa khi liên kết với các đối tác có thế mạnh của nước ngoài.

Việc lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc ô tô, người ta cần tới khoảng 20.000 - 30.000 linh kiện và các chi tiết khác nhau. Với một khối lượng khổng lồ phụ

tùng, linh kiện như vậy, ngay cả những tập đoàn công nghiệp hùng mạnh, có

đủ năng lực chuyên môn, tài chính, nguồn nhân lực cũng không tự làm hết

được tất cả các công đoạn một cách hiệu quả. Họ cũng không đầu tư một cách khép kín vì độ rủi ro lớn. Thay vào đó, họ chỉ đảm nhiệm những khâu trọng yếu nhất rồi sử dụng phụ tùng, linh kiện của các doanh nghiệp (DN) vệ

tinh khác sản xuất - ngành CNPT- để lắp ráp hoàn chỉnh thành phẩm và nắm giữ hệ thống phân phối...

Các chuyên gia công nghiệp cho rằng, cứ một DN lắp ráp ô tô cơ khí hoạt động thì cần có khoảng vài chục DN sản xuất linh, phụ kiện đi theo. Do

đó, CNPT được coi là lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư, đồng thời tác động

để thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển.

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 63 DN lắp ráp ô tô (gồm cả DN trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài), trình độ sàn sàn như nhau, giá trị

gia tăng thu được chủ yếu thông qua khâu sơn, hàn, lắp ráp...Trong khi đó, số

DN sản xuất phụ tùng, linh kiện phụ trợ mới có khoảng 70 đơn vị. Tính ra, cứ

mỗi DN lắp ráp ô tô ở Việt Nam chưa có nổi 2 nhà sản xuất cung cấp linh kiện phụ trợ cho mình. Hơn 80% linh kiện, phụ tùng ô tô lắp ráp hiện vẫn do các Cty mẹ hoặc từ DN ở nước ngoài cung cấp. Thực trạng phát triển thiếu

tính ổn định, bền vững của ngành công nghiệp ô tô hiện nay một phần quan trọng là do công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh.

Ngành CNPT ô tô kém phát triển, tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng 5 – 10%, chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp, như bộ dây điện, ghế

ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại… Nguyên nhân sự phát triển yếu kém của CNPT trước hết và cơ bản là nền công nghiệp của nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Hơn nữa, để có CNPT lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sử

dụng công nghệ tiến tiến, nhân lực kỹ thuật cao. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Trong tình hình này, nước ta gợi ý các nhà ĐTNN gia tăng đầu tư vào lĩnh vực CNPT, song với nhiều nguyên nhân, chưa hấp dẫn được họ. Khi đầu tư vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, họ thường cung ứng toàn bộ

nguyên phụ liệu qua nhập khẩu, không muốn dùng chi tiết, phụ tùng, phụ liệu do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Đồng thời, tâm lý tiêu dùng của chính người Việt đều muốn sắm các sản phẩm mà phụ tùng của nó là hàng nhập. Kết quả là lợi nhuận tạo ra từ các sản phẩm công nghiệp có ĐTNN lại chạy về

chủ nhân của nó. Ví dụ, với dòng sản phẩm Innova, Toyota Việt Nam đang sử

dụng khoảng 9% linh kiện, phụ tùng từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt

động tại Việt Nam, 1% từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia chuỗi sản xuất này. Điều đó cũng có nghĩa là các sản phẩm của Toyota khi chế tạo tại Việt Nam phải chịu những chi phí lớn do phải nhập khẩu linh phụ kiện.

Mặt khác, hiện nay hơn 80% sản phẩm phụ trợ của các DN sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn phải nhập khẩu , trong khi đó ngành CNPT vừa thiếu và vừa yếu về nhiều mặt đã cản trở việc các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.

Điển hình là tại Việt Nam, công ty TNHH Ford Việt Nam có vốn đầu tư 102.7 triệu USD đã được thành lập (trong đó Ford Motor (Mỹ) chiếm 75 triệu

USD), sau 15 năm hoạt động, khoản đầu tư gia tăng tiếp theo của liên doanh này chỉ là 10 triệu USD (tính đến năm 2009), các kế hoạch đầu tư trong giai

đoạn tới cũng được đặt ra nhưng chỉ khoảng vài triệu USD.

Hơn nữa việc Chính Phủ liên tục thay chính sách và với việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (từ ngày 1/4/2009) làm cho sản lượng các dòng xe giảm

đi rõ rệt, đây cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp FDI không thể tiếp tục tăng tỷ lệ nội địa hóa, cũng không thể thu hút them được vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ dòng xe Toyota Inova, sản lượng năm 2008 là 16.000 xe

đã bị giảm xuống còn 7.500 xe vào năm 2010.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển CNPT của Viện Nghiên Cứu Chiến lược (Bộ Công Nghiệp) thì số vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần cho ngành CNPT ô tô là 360 triệu USD, mục tiêu là nhằm thay thế dần linh kiện nhập khẩu, tăng hàm lượng chế tạo trong nước (như của ô tô là 60% năm 2010)…Nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nhưng lại e ngại về quy mô thị trường còn quá hẹp.

Ngành công nghiệp ôtô VN là một trong những ngành công nghiệp thu hút được lượng vốn FDI cao với hàng loạt các tên tuổi lớn của ngành ôtô thế

giới như Ford, Toyota, Mercedes - Benz...nhưng đến thời điểm hiện tại dù VN là thị trường đầy tiềm năng, nhưng việc đổ vốn đầu tư vào thị trường này dường như chậm lại. Điều đó cũng có nghĩa công nghiệp ôtô VN chỉ mới đi vào lĩnh vực lắp ráp và dừng lại ở đó chứ chưa nói gì đến thu hút được FDI vào công nghiệp phụ trợ cho ngành này.

Nhìn lại quá trình đầu tư của các tập đoàn, các hãng ô tô trên thế giới trong khoảng 15 năm qua tại thị trường VN, chúng ta có thể nhận thấy rằng gần như họ không đầu tư thêm tiền, thêm công nghệ mà chủ yếu dựa vào việc

đầu tư ban đầu. Trong khi công nghệ lắp ráp, công nghệ sản xuất... ôtô trên thế giới liên tục thay đổi, liên tục tiến triển từng ngày. Nếu như các DN FDI

có đầu tư thêm thì cũng rất ít và chỉ để mở rộng dây chuyền sản xuất, lắp ráp chứ không chú trọng vào việc sản xuất linh kiện, phụ tùng, nhất là những linh kiện, phụ tùng quan trọng.

Điều đáng chú ý hơn là các tập đoàn ôtô lớn trên thế giới liên tiếp đổ

vốn vào Thái Lan cho thấy thị trường ôtô Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn về việc thu hút vốn. Dù có chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ đó hơn 10 năm, mục tiêu nội địa hóa 30-40% linh kiện ôtô của các doanh nghiệp liên doanh vẫn chưa thực hiện được.

Tuy còn nhiều mặt yếu kém và dường như không thu hút thêm được nhiều vốn đầu tư từ các DN FDI nhưng ngành CNPT cũng có những bước đột phá mới. Đơn cử như công ty Toyota Việt Nam đầu tư xây dựng Trung Tâm xuất khẩu linh kiện Toyota với số vốn đầu tư 5.7 triệu USD với nhiệm vụ xuất khẩu 80% phụ tùng ô tô sản xuất tại Việt Nam cho các nhà máy lắp ráp xe Toyota trên toàn thế giới. Toyota đặt mục tiêu cho trung tâm này xuất khẩu khoảng 1 triệu chi tiết, linh kiện phụ tùng/năm với tổng kim ngạch 20 triệu USD, nhưng sau 3 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã đạt được kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)