THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 78)

D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

2.2.6 THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG

MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHA TRANG

Thang đo lường do Molla & Licker (Molla & Licker 2005) đề xuất được xây dựng theo quy trình do Churchill (Churchill 1979) đề xuất và đã được kiểm định tại Nam Mỹ. Mô hình thang đo này cũng được kiểm định trong nghiên cứu của Al-Hudhaif & Alkubeyyer (Al-Hudhaif & Alkubeyyer 2011) tại Saudi Arabia. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo lường của trong nghiên cứu của Molla & Licker làm thang đo lường cơ sở cho nghiên cứu.

Quá trình điều chỉnh mô hình thang đo để áp dụng trong nghiên cứu chính thức sẽ được trình bày trong phần nghiên cứu sơ bộ.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được chia làm hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp định tính. Nghiên cứu sơ bộ

định tính dùng để khám phá điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua: hệ thống hóa các lý thuyết về thương mại điện tử và thương mại điện tử B2B, nghiên cứu các bài báo khoa học (được công bố trên các tạp chí có uy tín) về mô hình các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử và tham khảo ý kiến một số giảng viên, nhà quản lý trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.

- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định lượng dùng phiếu

điều tra để thu thập số liệu. Nghiên cứu này được sử dụng để kiểm định lại mô hình thang đo cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.

Quá trình nghiên cứu được tóm tắt trong bảng 2.4 và quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.4.

Bảng 2.4: Tóm tắt quá trình thực hiện nghiên cứu

Dạng nghiên cứu

Phương

pháp Kỹ thuật thực hiện Địa điểm

Sơ bộ Định tính

- Hệ thống hóa lý thuyết. - Nghiên cứu bài báo khoa học.

- Tham khảo ý kiến một số giảng viên, nhà quản lý trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.

Nha Trang

Chính thức Định lượng

- Gửi phiếu điều tra để thu thập số liệu. - Phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. - Phần mềm AMOS để xử lý dữ liệu.

Nha Trang

Vấn đề

nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo 1

Nghiên cứu sơ bộ (tham khảo chuyên gia) Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Thang đo Hoàn chỉnh Hiện chỉnh thang đo Phân tích nhân tố khẳng định CFA SEM Kết quả

- Loại bỏ các biến có tương quan biến tổng nhỏ.

- Kiểm tra hệ số alpha.

- Loại bỏ các biến có trong số EFA nhỏ. - Kiểm tra yếu tố trích được.

- Kiểm tra phương sai trích được. - Loại bỏ các biến có trong số CFA nhỏ. - Kiểm tra độ thích hợp của mô hình. - Tính hệ số tin cậy tổng hợp.

- Tính phương sai trích được.

- Kiểm tra tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

- Kiểm tra độ thích hợp của mô hình - Kiểm định giả thuyết.

Thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo Nghiên cứu định lượng

Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu

2.3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 2.3.2.1HIỆU CHỈNH THANG ĐO 2.3.2.1HIỆU CHỈNH THANG ĐO

2.3.2.1.1 Cơ sở hiệu chỉnh thang đo

Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm khám phá điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng thang đo của mô hình PERM do Molla & Licker (Molla & Licker 2005) đề xuất làm

mô hình thang đo cơ sở. Lý do là mô hình thang đo được xây dựng theo quy trình Churchill (Churchill 1979) và đã được kiểm định tại Nam Mỹ và Saudi Arabia.

Tuy nhiên, do sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, mô hình thang đo này có thể chưa thật sự phù hợp Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng. Bên cạnh đó, mô hình thang đo này được xây dựng cho việc đo lường ứng dụng thương mại điện tử nói chung, do đó có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp với việc đo lường ứng dụng thương mại điện tử B2B.

Để thực hiện việc điều chỉnh thang đo, trước tiên tác giả dịch mô hình thang đo của mô hình PERM sang tiếng Việt, sau đó tác giả nhờ cộng tác viên phòng Tư Pháp Nha Trang dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để xem có sự khác biệt nào về ý nghĩa trong các mục hỏi hay không. Kết quả cho thấy các mục hỏi không có sự khác biệt nhiều về ý nghĩa.

Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn một số giảng viên, nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin để thu thập các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp tại Nha Trang. Tác giả chọn bốn người hiện đang làm giảng viên và nhà quản lý với các chức danh sau:

- TS. Đỗ Như An, Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Nha Trang. - TS. Nguyễn Đức Thuần, giảng viên bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Nha Trang.

- ThS. Trần Minh Văn, Trưởng Bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Nha Trang.

- ThS. Ngô Duy Khánh, Chủ tịch hội Tin học Khánh Hòa.

Trong bốn người này, có ba người hiện là đồng nghiệp với tác giả. ThS Ngô Duy Khánh cùng Khoa Công nghệ Thông Tin tổ chức các sự kiện, hội thảo. Do đó tác giả có được sự thuận lợi trong việc hẹn phỏng vấn từng người một tại văn phòng làm việc (Khoa Công nghệ Thông tin và Văn phòng Hội Tin học Khánh Hòa), dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi dựa trên dàn bài được lập sẵn về tất cả các yếu tố liên quan đến mô hình (xem phụ lục 1).

Cuối cùng tác giả điều chỉnh thang đo lường các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B tại Nha Trang như sau:

- Thay đổi nội dung biến quan sát A3 “Doanh nghiệp chúng tôi thừa nhận những cơ

hội và nguy cơ mà thương mại điện tử mang lại.” thành “Thương mại điện tử B2B mang lại cơ hội cho doanh nghiệp.”, biến A6 ”Chúng tôi đang suy nghĩ về việc liệu thương mại điện tử có tác động lên cách thức kinh doanh trong ngành công nghiệp của mình.” thành

“Thương mại điện tử B2B tác động tích cực lên cách thức kinh doanh của các doanh

nghiệp trong ngành.” và biến A7 “Chúng tôi đang xem xét các doanh nghiệp cùng ngành bị thất bại trong ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có bị mất đi lợi thế cạnh tranh hay không.” thành “Các doanh nghiệp cùng ngành thành công trong ứng dụng thương mại điện tử B2B và kinh doanh điện tử tạo ra lợi thế cạnh tranh.”

- Thay đổi nội dung biến quan sát GVeR1 “Chúng tôi tin rằng luật pháp hiệu quả

trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng” vì không phù hợp với việc khảo sát

thương mại điện tử B2B. Nội dung biến quan sát GVeR1 được đổi thành: “Chúng tôi tin

rằng luật pháp hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi người tham gia giao dịch thương mại điện tử B2B”

- Bổ sung hai biến quan sát HR3 và HR4 có nội dung như sau: “Hầu hết các nhân

viên có quyền truy xuất Internet không giới hạn.” và “Nhân viên cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.”

2.3.2.1.2 Thang đo sau khi hiệu chỉnh

Kết quả mô hình thang đo lường cho nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.5 dưới dây:

Bảng 2.5: Các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu

I. Nhận thức (Awareness)

A1 Các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp đang thực thi thương mại điện tử B2B. A2 Các đối thủ kinh doanh của doanh nghiệp đang thực thi thương mại điện tử B2B

và kinh doanh điện tử.

A3 Thương mại điện tử B2B mang lại cơ hội cho doanh nghiệp.

A4 Doanh nghiệp hiểu về những mô hình kinh doanh thương mại điện tử có thể áp dụng có hiệu quả cho công việc kinh doanh của mình.

A6 Thương mại điện tử B2B tác động tích cực lên cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

A7 Các doanh nghiệp cùng ngành thành công trong ứng dụng thương mại điện tử B2B và kinh doanh điện tử tạo ra lợi thế cạnh tranh.

II. Nguồn nhân lực

HR1 Hầu hết các nhân viên đều có kiến thức về máy tính.

HR2 Hầu hết các nhân viên có quyền sử dụng máy tính không giới hạn. HR3 Hầu hết các nhân viên có quyền truy xuất Internet không giới hạn. HR4 Nhân viên cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.

III. Tài nguyên kinh doanh

BR1 Doanh nghiệp chúng tôi háo hức trải nghiệm công nghệ mới. BR2 Việc trao đổi thông tin trong doanh nghiệp rất cởi mở.

BR3 Doanh nghiệp chúng tôi thể hiện văn hóa chia sẻ thông tin rộng rãi. BR4 Doanh nghiệp có chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử. BR5 Thất bại có thể được khoan dung.

BR6 Doanh nghiệp có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng.

IV. Tài nguyên công nghệ

TR1 Doanh nghiệp có kinh nghiệm với những chương trình máy tính hoạt động trên môi trường mạng.

TR2 Chúng tôi có đủ tài nguyên (bao gồm cả tiềm lực tài chính) để thực thi thương mại điện tử B2B.

TR3 Doanh nghiệp có kết nối Internet băng thông rộng.

TR4 Hệ thống máy tính trong doanh nghiệp được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).

TR5 Hệ thống hiện có của chúng tôi rất linh hoạt, mềm dẻo.

TR6 Hệ thống của chúng tôi có thể tùy biến theo nhu cầu khách hàng.

V. Cam kết hỗ trợ

C1 Doanh nghiệp có tầm nhìn đúng về thương mại điện tử B2B.

C3 Việc thực thi thương mại điện tử B2B đi theo chiến lược vạch ra.

C4 Doanh nghiệp có người khởi xướng và dẫn dắt thực thi thương mại điện tử B2B. C5 Cán bộ cao cấp khởi xướng và dẫn dắt thực thi thương mại điện tử B2B.

VI. Quản lý

G1 Vai trò, trách nhiệm, báo cáo được phân định rõ ràng trong mỗi kế hoạch thương mại điện tử B2B.

G2 Báo cáo, giải trình diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình thực thi trách nhiệm.

G3 Quyền ra quyết định được phân định rõ ràng trong các kế hoạch thương mại điện tử B2B.

G4 Những thay đổi có thể xảy ra cho doanh nghiệp, nhà cung cấp, đối tác và khách hàng khi thực thi thương mại điện tử được phân tích thấu đáo.

G5 Nhân viên hoàn toàn ủng hộ những dự án thương mại điện tử B2B.

G6 Mỗi dự án thương mại điện tử B2B gắn liền với một kế hoạch kinh doanh. G7 Có các thang đo (thông qua số liệu thống kê) để đánh giá tác động của các dự án

thương mại điện tử B2B.

G8 Những thay đổi do việc thực thi thương mại điện tử B2B được xử lý có hệ thống.

VII. Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường

MFeR1 Khách hàng của chúng tôi sẵn sàng thực hiện kinh doanh trên Internet. MFeR2 Đối tác của chúng tôi sẵn sàng thiết lập kinh doanh trên Internet.

VIII. Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền

GVeR1 Chúng tôi tin rằng luật pháp hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi người tham gia giao dịch thương mại điện tử B2B.

GVeR2 Chúng tôi tin rằng luật pháp hiệu quả trong việc loại trừ tội phạm điện tử

GVeR3 Chúng tôi tin rằng môi trường pháp lý tạo điều kiện cho việc thiết lập kinh doanh trên Internet.

GVeR4 Chính quyền thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc xúc tiến thương mại điện tử B2B.

IX. Sự sẵn sàng điện tử của các ngành công nghiệp phụ trợ

SIeR1 Hạ tầng viễn thông tin cậy và hiệu quả trong việc hỗ trợ thương mại điện tử và kinh doanh điện tử.

SIeR2 Hạ tầng công nghệ của các tổ chức thương mại và tài chính có khả năng thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B.

SIeR3 Chi phí phải trả cho ngành công nghệ thông tin (IT) địa phương trong việc giúp chúng tôi hoạt động trên Internet là hiệu quả và hợp lý.

SIeR4 Dịch vụ giao dịch điện tử an toàn (SET) và/hoặc dịch vụ môi trường thương mại điện tử an toàn (SCCE) được cung cấp dễ dàng nhanh chóng với chi phí hợp lý.

X. Chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử

Lựa chọn nào dưới đây phản ánh đúng trạng thái của thương mại điện tử trong doanh nghiệp của anh/chị? (vui lòng chỉ đánh dấu vào một lựa chọn)

EAD1 Không kết nối Internet, không Email.

EAD2 Kết nối Internet, sử dụng Email liên lạc nhưng không có Website.

EAD3 Website tĩnh, chỉ đưa thông tin cơ bản của doanh nghiệp lên Website và không có bất cứ sự tương tác nào.

EAD4 Có Website tương tác, ghi nhận thắc mắc, email, biểu mẫu của người dùng. EAD5 Cho phép thực hiện giao dịch trên Website: buôn bán hàng hóa dịch vụ trực

tuyến bao gồm cả dịch vụ khách hàng.

EAD6 Website tích hợp: Website tích hợp với nhà cung cấp, khách hàng và hệ thông văn phòng cho phép hầu hết các giao dịch kinh doanh được thực hiện và quản lý điện tử

1: hoàn toàn không đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý.

2.3.2.2THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên thang đo đã được hiệu chỉnh (xem phụ lục 2).

Về mặt cấu trúc, bảng câu hỏi được chia làm 3 phần: phần giới thiệu, phần số liệu cơ bản và nội dung bảng câu hỏi.

- Phần giới thiệu: Phần giới thiệu nêu lên chủ đề nghiên cứu. Trong phần này tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhận được bảng câu hỏi để tạo ra sự tự nguyện tham gia nghiên cứu, nhân tố chủ chốt cho sự thành công. Trong phần giới thiệu tác giả cũng nêu ra khái niệm thương mại điện tử B2B trong bối cảnh nghiên cứu để có được sự thống nhất trong cách hiểu của mọi doanh nghiệp.

- Phần số liệu cơ bản: trong phần này tác giả chú trọng thu thập thông tin chức vụ

của người thay mặt doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi. Lý do là mô hình nghiên cứu đề xuất nhấn mạnh sự cảm nhận của nhà quản lý về các nhân tố trong mô hình, vì vậy, số lượng người trả lời chức vụ từ phó phòng trở lên càng cao thì mức độ chính xác càng lớn. Các thông tin khác trong phần này là các thông tin nhận diện doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ đạo,…

- Phần nội dung bảng câu hỏi: các câu hỏi trong phần này chính là các câu hỏi trong thang đo hiệu chỉnh và được lường thông qua thang đo kiểu Likert 7 điểm.

2.3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Nghiên cứu chính thức định lượng được thực hiện để kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Nha Trang. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp thuận tiện.

- Quy mô mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện là phương

pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần tử thuận tiện cho bản thân tiếp cận và thu thập số liệu. Trong phương pháp chọn mẫu thuận tiện thì cỡ mẫu càng lớn càng tốt nhưng lớn như thế nào thì chưa có lời đáp rõ ràng. Theo Nguyễn Đình Thọ và Trang (Thọ & Trang) thì trong phân tích EFA cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cơ sở mẫu không ít hơn 100. Nghiên cứu này có 46 biến, do đó cỡ mẫu dự kiến là 230.

- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi về

ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp. Đầu tiên tác giả tiến hành gửi Email bảng câu hỏi cho trên 20 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang để thử nghiệm phương pháp thu thập thông tin bằng Email. Danh sách email các doanh nghiệp này được Phòng kinh doanh Trung tâm dịch vụ khách hàng VNPT Khánh Hòa tại Nha

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)