D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1.2.2 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
Các giao dịch kinh doanh trên Internet hiện nay phổ biến nhất là các giao dịch B2B (business-to-business) và B2C (business-to-consumer). B2B là loại giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau. Còn B2C là loại giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp. Theo IDC Research (17/10/2001), doanh số B2B thế giới năm 2000 là 282 tỉ USD, và vào năm 2005 đạt khoảng 4600 tỉ USD tức có mức tăng trưởng bình quân 73%/năm.
Doanh số B2B được đánh giá chiếm trên 90% trong tổng doanh số thương mại điện tử, đồng nghĩa với việc B2C chỉ chiếm khoảng dưới 10% doanh số thương mại điện tử. Số liệu ở hai biểu đồ 1.4 và 1.5 thể hiện dữ liệu thống kê doanh thu của thương mại điện tử B2C và B2B trong hai năm 1999 và 2004.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi người tiêu dùng vẫn chưa quen với loại hình mua bán trên mạng. Mặt khác, người tiêu dùng vẫn rất lo ngại các vấn đề bảo mật thông tin của họ trên mạng Internet, nơi mà hiện nay chưa có một hình thức kiểm soát nào mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, các khung luật pháp cho thương mại điện tử vẫn còn chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ. Do vậy chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp làm ăn với nhau trên mạng là chính, do họ đã có thiết lập quan hệ làm ăn chặt chẽ và có cơ sở pháp lý xác nhận.
(Nguồn: http://learn.uci.edu) Biểu đồ 1.4: Doanh thu của thương mại điện tử B2C và B2B trong hai năm 1999
Biểu đồ 1.5: Phần trăm doanh thu của thương mại điện tử B2C và B2B trong hai năm 1999 và 2004
1.2.2.1KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
Thương mại điện tử B2B Là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong phần 1.2.1.1 tác giả đưa ra khái niệm về thương mại điện tử là: hình thức
thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông. Mặt khác B2B là loại giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau. Như vậy có thể đưa ra khái niệm thương mại điện tử B2B như sau:
Thương mại điện tử B2B là hình thức thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh giữa các doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông.
1.2.2.2PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 1.2.2.2.1 Phân loại căn cứ vào loại giao dịch
- Giao dịch bên bán (Một - nhiều): Một người bán cho nhiều người mua. Doanh nghiệp bán xây dựng Website để bán hàng.
Người mua Người mua Công ty A Công ty A Công ty B Công ty B Công ty C Công ty C Người bán Người bán Hình 1.2: Giao dịch bên bán
- Giao dịch bên mua (Nhiều - một): Một người mua từ nhiều người bán. Doanh
nghiệp cần mua sắm vật tư nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Doanh nghiệp đưa yêu cầu mua sắm lên Website doanh nghiệp hoặc trên các Website trung gian, các doanh nghiệp bán tìm đến chào hàng. Công ty A Công ty A Công ty B Công ty B Công ty C Công ty C Người bán Người bán Người mua Người mua
Hình 1.3: Giao dịch bên mua
- Trao đổi hay sàn giao dịch (Nhiều-nhiều): Nhiều người bán cho nhiều người
mua. Sàn giao dịch thường do một bên thứ ba sở hữu và vận hành; nó là nơi nhiều người bán và người bán gặp nhau trên mạng, buôn bán trao đổi với nhau.
Người bán Người bán Sàn giao dịch Người bán Người bán Dịch vụ Dịch vụ
Hình 1.4: Sàn giao dịch điện tử hoặc nơi trao đổi
- Hợp tác hay thương mại điện tử phối hợp: Các doanh nghiệp liên kết nhau
truyền thông chia sẻ thông tin, thiết kế và lập kế hoạch giữa các đối tác kinh doanh để cùng tạo ra sản phẩm. Các thành phần khác Các thành phần khác Người mua Người mua Người mua Người mua
Hiệp hội công nghiệp Hiệp hội công nghiệp Trường Đại học Trường Đại học Cộng đồng Cộng đồng Chính phủ Chính phủ
Hình 1.5: Thương mại điện tử kết hợp
1.2.2.2.2 Phân loại căn cứ vào tính chất hàng hóa giao dịch
- Hàng hóa có thể số hóa được: Đây là những hàng hóa có thể biểu diễn thông
qua máy tính như phần mềm, sách, nhạc, phim, thông tin,…
- Hàng hóa không thể số hóa được: Loại thứ hai không thể số hóa được, đó là
những hàng hóa ở dạng vật lý cụ thể như xe ô tô, thực phẩm, vải, bất động sản,…. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn. Phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking). Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác thường được
tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao.
1.2.2.3PHÂN BIỆT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B VÀ B2C
Tập đoàn IBM chỉ ra các nhân tố khác biệt chủ yếu của thương mại điện tử B2B và B2C, đó là:
Bảng 1.2: Khác biệt giữa B2C và B2B
Khác biệt B2C B2B
Cấu trúc liên mạng Liên kết qua Internet. Liên kết qua Internet hoặc các mạng riêng với những đối tác tin cậy.
Đối tượng hướng tới của các giao dịch
Thương mại điện tử B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer).
Thương mại điện tử B2B hướng tới các kháchhàng doanh nghiệp (Business Customer).
Đặc điểm về đơn hàng.
Đơn lẻ (không có tính thường xuyên, lặp lại), thường có khối lượng nhỏ tổng giá trị thấp.
Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn so với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C.
Đặc điểm về thanh toán
Giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn.
Phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e- banking)
Phương thức tìm kiếm thông tin.
Trong thương mại điện tử B2C, các catalogue điện tử
Thương mại điện tử B2B có phương thức sử dụng đa dạng
thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website.
hơn ngoài catalogue điện tử. Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn. Các điều khoản
thương mại
Theo cách thông thường. Thương lượng theo từng đối tượng giao dịch.
Phương thức giao dịch
Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM …
Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao.
Vai trò chuỗi cung ứng
Thường không sử dụng. Dự báo nhu cầu, tự động tổng hợp và xử lý đơn hàng, công khai chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh B2B và B2C cũng có nhiều sự khác biệt như được liệt kê trong bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3: Các mô hình kinh doanh của B2B và B2C
Mô hình Mô tả Nguồn thu
B2C Cổng nối Cung cấp các dịch vụ trọn gói và các nội dung như tìm kiếm, tin tức, thư điện tử, chat, âm nhạc, video, lịch…các dịch vụ và sản phẩm cho những nhà thị trường chuyên biệt. Đối tượng chủ yếu là người sử dụng tại
Quảng cáo, Phí đăng kí, Phí giao dịch.
nhà. Nhà bán lẻ điện
tử (E-tail)
Phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, các phố buôn bán, đóng vai trò các kênh phân phối trực tuyến của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống nơi khách hàng có thể mua sắm hàng hóa ngay tại nhà hoặc công sở vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Việc bán hàng trực tuyến có thể thực hiện trực tiếp bởi chính các nhà sản xuất.
Bán hàng hóa, phí dịch vụ.
Nhà cung cấp nội dung
Cung cấp thông tin, các chương trình giải trí (như báo chí, thể thao, …), các chương trình trực tuyến cho khách hàng, các tin tức thời sự cập nhật, các vấn đề quan tâm đặc biệt, những chỉ dẫn hay lời khuyên trong các lĩnh vực và/ hoặc bán thông tin.
Quảng cáo, Phí đăng kí, Phí liên kết hoặc tham khảo… Nhà trung gian giao dịch Cung cấp những bộ xử lý giao dịch bán hàng trực tuyến, giống như các nhà môi giới chứng khoán hay các đại lý du lịch. Bằng việc tạo điều kiện để các hoạt động giao dịch diễn ra nhanh hơn với chi phí thấp hơn, các nhà môi giới này góp phần tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và của các doanh nghiệp.
Phí giao dịch
Nhà tạo thị trường
Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng các công nghệ Internet để tạo nên thị trường, đưa người mua và người bán lại với nhau.
Phí dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ
Các doanh nghiệp kiếm tiền chủ yếu bằng việc bán dịch vụ cho khách hàng.
Bán dịch vụ
Nhà cung cấp cộng đồng
Những site tập trung các cá nhân có cùng mối quan tâm, chung sở thích riêng biệt, có thể tới cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, trao
Quảng cáo, phí đăng kí, Phí liên kết và
đổi, thảo luận những vấn đề quan tâm. tham khảo… B2B Thị trường,
trung tâm giao dịch B2B
Nơi diễn ra các giao dịch thương mại liên quan đến một lĩnh vực kinh doanh nhất định; Nơi cung cấp các sản phẩm đặc thù trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phí giao dịch
Nhà phân phối điện tử
Kết nối trực tiếp một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm rút ngắn chu trình bán hàng và giảm giá thành sản phẩm
Bán hàng hóa
Nhà cung cấp dịch vụ B2B
Cho thuê các ứng dụng phần mềm trên cơ sở Internet và hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dịch vụ kinh doanh trực tuyến khác
Bán dịch vụ, Phí dịch vụ
Môi giới giao dịch B2B
Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hóa và dịch vụ mà họ cần
Phí giao dịch
Trung gian thông tin
Thu thập các thông tin, dữ liệu về người tiêu dùng và cung cấp cho các nhà quảng cáo nhằm xây dựng chương trình quảng cáo phù hợp hoặc định hướng cho hoạt động kinh doanh
Bán thông tin, Phí tham khảo hoặc liên kết
Các phân tích và mô tả trên đây cho thấy rõ sự khác nhau về khái niệm, các mô hình kinh doanh cũng như việc thực thi các giao dịch kinh doanh giữa thương mại điện tử B2B và thương mại điện tử B2C. Sự khác biệt giữa hai hình thức này là cơ sở hình thành nên các chiến lược kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp khi ứng dụng, triển khai các mô hình kinh doanh trên. Việc nhận thức rõ sự khác nhau giữa các mô hình này là điều cần thiết khi các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào thương mại điện tử.
1.2.2.4NHỮNG HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà thương mại điện tử B2B mang lại, thì hình thức thương mại điện tử này cũng có những hạn chế của nó. Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), thì 10 hạn chế lớn nhất của thương mại điện tử theo thứ tự là:
- Sự tin tưởng và rủi ro.
- Thiếu nhân lực về thương mại điện tử. - Văn hóa.
- Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa.
- Nhận thức của các tổ chức về thương mại điện tử - Gian lận trong thương mại điện tử.
- Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng - Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
- Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về thương mại điện tử.
Có thể chia các hạn chế của thương mại điện tử B2B thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại như bảng 1.4 dưới đây:
Bảng 1.4: Hạn chế của thương mại điện tử
Nhóm hạn chế mang tính kỹ thuật Nhóm hạn chế mang tính thương mại
An ninh và riêng tư: An ninh và
riêng tư là hai cản trở tâm lý đối với người dùng tham gia thương mại điện tử. Vấn đề bảo mật an ninh trên mạng là một trong những hoạt động nóng hổi trong hoạt động thực tiễn của thương mại điện tử. Một số vấn đề liên quan đến an ninh và riêng tư thương mại điện tử như:
+ Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến
ISP có đảm bảo những thông tin khách hàng giao dịch được an toàn không?
+ Cơ sở dữ liệu người bán và cơ sở dữ
liệu tài chính có được an toàn không?
+ Nhân viên xấu ăn cắp và bán thông
tin khách hàng.
Tiếp cận Internet: lợi ích thương mại
điện tử được tạo nên dựa trên cơ sở khả năng tiếp cận Internet của từng quốc gia. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận sâu sắc và toàn diện là một thách thức đối với tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Chi phí: rất nhiều doanh nghiệp cho
rằng chi phí kinh doanh trên mạng cao hơn rất nhiều so với dự kiến. Đánh giá này là do hiểu nhầm về các nhân tố liên quan đến việc tiếp thị qua mạng, thiếu nhân viên được đào tạo, nội dung trang Web không thích hợp hay không tương xứng, thiếu vốn để cập nhật trang Web.
+ Bảo vệ cơ sở dữ liệu người bán trước sự tấn công…
+ Các vấn đề về gian lận khách hàng,
truy cập bất hợp pháp, các thông tin gây hại, vấn đề an ninh của các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như nhu cầu bảo mật thông tin cá nhân và thông tin tuyệt mật.
An ninh và riêng tư cũng là hai hạn
chế mang tính thương mại.
Các vấn đề khác thuộc nhóm hạn chế mang tính kỹ thuật:
- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng thương mại điện tử.
- Các công cụ, xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển - Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
- Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
-Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2B đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.
Các vấn đề khác thuộc nhóm hạn chế mang tính thương mại:
- Thiếu lòng tin vào thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại điện tử do không được gặp trực tiếp. - Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển.
- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của thương mại điện tử còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
- Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử.
1.2.2.5CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
- Thư điện tử: Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước,.. sử dụng thư điện tử