D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1.3.1 CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
- Grandon và Pearson (Grandon & Pearson 2004) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ và Chi-lê. Trong nghiên cứu này các tác giả xây dựng một mô hình nhằm giải thích cách thức giá trị chiến lược cảm nhận của thương mại điện tử tác động đến thái độ của nhà quản lý đối với thương mại điện tử. Dựa trên việc phân tích hai khía cạnh của nghiên cứu: các nhân tố tác động đến giá trị chiến lược cảm nhận và nhân tố tác động chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử các tác giả đã phát triển và kiểm định mô hình dự báo gồm có ba nhân tố tác động đến giá trị chiến lược cảm nhận và năm nhân tố tác động đến chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tác giả cũng chỉ ra rằng ba nhân tố tác động đến giá trị chiến lược cảm nhận về thương mại điện tử có tác động một cách có ý nghĩa đến thái độ nhà quản lý đối với việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử, trong đó sự
hỗ trợ của doanh nghiệp và khả năng quản lý được xem là các nhân tố có tác động
mạnh nhất.
- Claycomb & ctg (Claycomb, Iyer et al. 2005) xây dựng mô hình dự báo mức độ ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Trong nghiên cứu này, mức độ ứng dụng B2B một cách tổng thể là biến phụ thuộc, và các biến giải thích là: các đặc điểm của quá trình đổi mới, bối cảnh hoạt động, nhân tố về kênh phân phối, và cấu trúc doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự tương
thích với hệ thống hiện có, điều khoản hợp tác với khách hàng, sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, sự chuyên môn hóa trong khoa học công nghệ và sự phân quyền trong việc ra những quyết định liên quan đến công nghệ thông tin làm
tăng mức độ ứng dụng thương mại điện tử B2B một cách tổng thể.
- Zhu và Kraemer (Zhu & Kraemer 2005) xây dựng mô hình đánh giá sự lan truyền và vai trò của kinh doanh điện tử (e-Business) trong doanh nghiệp. Khác với hầu hết các nghiên cứu, Zhu và Kraemer tập trung vào giai đoạn sau khi áp dụng kinh doanh điện tử (post-adoption) nghĩa là khi kinh doanh điện tử đã được áp dụng thực sự và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SEM trên một mẫu có kích thước 624. Mẫu này được thu thập tại 10 quốc gia và các doanh
nghiệp tham gia khảo sát hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Kết quả cho thấy: năng lực
khoa học công nghệ, kích cỡ doanh nghiệp, sử ủng hộ về mặt tài chính, sức ép cạnh tranh và quy định hỗ trợ là nguồn gốc của việc sử dụng kinh doanh điện tử.
Pick và Azari (Pick & Azari 2011) giới thiệu một mô hình bao gồm các nhân tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ: sự hỗ trợ của chính quyền, đầu tư vào tài nguyên kinh doanh và tài nguyên công nghệ, tình trạng kinh tế xã hội. Mô hình SEM được sử dụng để phân tích một mẫu có kích thước lớn từ nguồn là Ngân hàng thế giới (World Bank) và Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum). Kết quả phân tích chỉ ra mối liên hệ giữa các nhân tố trên và việc ứng dụng công nghệ.
Bảng 1.7 dưới đây liệt kê một số nghiên cứu về chấp nhận ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới.
Bảng 1.7: Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận ứng dụng CNTT trên thế giới
Tác giả Nhân tố tác động Đối tượng CNTT
(Iacovou, Benbasat et al. 1995)
Sức ép bên ngoài, lợi ích cảm nhận và sự sẵn sàng của doanh nghiệp.
Chấp nhận ứng dụng EDI (Chwelos, Benbasat
et al. 2001)
Sự sẵn sàng, sức ép bên ngoài, lợi ích cảm nhận.
Chấp nhận ứng dụng EDI (Thong 1999) Đặc điểm của CEO, đặc điểm của IS, đặc
điểm của doanh nghiệp và đặc điểm môi trường.
Chấp nhận ứng dụng IS
(Mirchandani & Motwani 2001)
Sự nhiệt tình của quản lý cấp cao, sự tương thích, lợi thế tương đối và kiến thức của nhân viên công ty về máy tính.
Chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử
(To & Ngai 2006) Lợi thế tương đối, sức ép cạnh tranh, và tài nguyên công nghệ
Chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2C