D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
4.4.1 HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHƯA ỨNG
Mục tiêu: thúc đẩy các doanh nghiệp chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn thể chế hóa.
- Tăng cường cảm nhận về sự sẵn sàng điện tử của chính quyền: Những hoạt
động của chính quyền nhằm giúp các doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng của pháp luật trong việc bảo vệ mình khi tham gia thương mại điện tử B2B, loại trừ tội phạm
điện tử và thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy thương mại điện tử. Cụ thể:
+ Phổ biến đến các doanh nghiệp Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam và kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn này, tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa tập trung tầm quan trọng và tính hiệu quả của thương mại điện tử.
+ Tổ chức các hoạt động thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thương mại điện tử và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Tổ chức tập huấn về chống gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Mặt khác, chính quyền cũng tiếp thu kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại điện tử.
+ Triển khai và hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng dịch vụ công trực tuyến như: đăng kí kinh doanh trực tuyến, thủ tục hải quan điện tử, hệ thống quản lý cung cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys), hệ thống khai thuế điện tử, hệ thống cấp phép nhập khẩu tự động,… Công khai quy trình giải quyết các thủ tục này trên Website của các đơn vị và Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Khánh Hòa.
+ Xây dựng lực lượng cán bộ có chuyên môn đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử thông qua bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách thương mại điện tử cấp Sở theo chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã áp dụng thành công về thương mại điện tử.
+ Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách thương mại điện tử cấp Sở. Nội dung đào tạo theo chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, với hình thức tham gia các chương trình tập huấn của Bộ Công Thương, các trường đại học, …
+ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin và website thương mại điện tử phù hợp với mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp. Theo kế hoạch phát triển thương
mại điện tử tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, tỉnh có kế hoạch hỗ trợ trước tiên cho 20 doanh nghiệp ứng dụng và phát triển Website thương mại điện tử, dự kiến khoảng 5.000.000đồng/doanh nghiệp.
- Tăng cường cảm nhận về sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường:
Những hoạt động của chính quyền nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thấy sự sẵn sàng thực hiện kinh doanh trên internet của khách hàng và đối tác. Cụ thể:
+ Tổ chức điều tra, thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử theo từng ngành tại thành phố Nha Trang. Các số liệu này cần được công khai một cách rộng rãi trên cổng thông tin điện tử Khánh Hòa và các website của các Sở, Ban ngành có liên quan. Chính quyền thành phố cũng phối hợp với Bộ Công Thương xử lý và công bố các số liệu thống kê định kỳ về thương mại điện tử.
+ Quản lý trực tuyến thông tin liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng ngành như thông tin về đăng ký thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp…
+ Quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Quảng bá, giới thiệu website của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và tỉnh để giới thiệu thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp và liên kết với các trang web thương mại điện tử quốc tế lớn và có uy tín.
- Tăng cường cảm nhận về sự sẵn sàng điện tử của các ngành công nghiệp phụ trợ: Những hoạt động của chính quyền nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thấy sự
sẵn sàng trong hạ tầng viễn thông cho thương mại điện tử của cũng như khả năng của các tổ chức thương mại tài chính trong việc đảm bảo các giao dịch thương mại điện tử B2B. Cụ thể:
+ Phát triển Công nghệ Thông tin hỗ trợ thương mại điện tử, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển Công nghệ Thông tin và ứng dụng Công nghệ Thông tin phục vụ phát triển thương mại điện tử, tham gia cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) của Bộ Công Thương để các doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận có hiệu quả nhất với công nghệ và giải pháp tiên tiến về thương mại điện tử.
+ Xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến, chứng nhận chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử… trong các cơ quan, tổ chức thương mại tài chính để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đảm bảo cung cấp các dịch vụ này tới doanh nghiệp với chi phí hợp lý.
+ Rà soát, kiểm tra và công khai khả năng đảm bảo giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên địa bàn, tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp khi đăng ký dịch vụ giao dịch thương mại điện tử.
- Tăng cường sự nhận thức, tài nguyên kinh doanh và tài nguyên công nghệ
trong doanh nghiệp:
+ Nhà quản lý doanh nghiệp cần tham gia các buổi phổ biến, tập huấn của Sở Công thương về thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, các yêu cầu để tham gia thương mại điện tử, lợi ích, nguy cơ và dự đoán xu hướng tương lai của thương mại điện tử và tác động của nó đến hoạt động kinh doanh.
+ Mặt khác, nhà quản lý doanh nghiệp cũng chủ động tìm hiểu tình hình ứng dụng thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp trong ngành, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp này gặp phải trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử B2B vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp của mình.
+ Trong quản trị hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng thương mại điện tử để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cần đầu tư cho máy móc và các phần mềm chuyên dụng như quản lý quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tài nguyên doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần nhận thức là việc đầu tư bảo đảm an toàn an ninh cho các ứng dụng thương mại điện tử và cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp mình. Trong đó cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực thi các quy chế liên quan tới việc sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan, đầu tư mua sắm thiết bị và phần mềm bảo mật phù hợp, hướng dẫn người sử dụng thiết bị công nghệ tuân thủ các quy tắc an toàn an ninh thông tin.
+ Bên cạnh đó nhà quản lý cần xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp trong đó các chính sách phát triển thương mại điện tử B2B của doanh nghiệp được các thành viên thấu hiểu và ủng hộ.
4.4.2 HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN THỂ CHẾ HÓA