MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 57)

D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Thương mại điện tử đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong vài năm gần đây (Thatcher, Foster et al. 2006). Chính vì vậy, số lượng các nghiên cứu về thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này thực hiện tại Mỹ và Châu Âu, sự chú ý dành cho các quốc gia đang phát triển nói chung và tại châu Á nói riêng vẫn còn tương đối ít (Dasgupta, Agarwal et al. 1999; Garcia-Murillo 2004; Teo & Ranganathan 2004).

Các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế, chính trị, văn hóa khác với các quốc gia phát triển, nên các doanh nghiệp tại các quốc gia này cũng đối mặt với những thách thức khác với các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển (Dasgupta, Agarwal et al. 1999; Molla & Licker 2005). Điều này dẫn đến việc các mô hình nghiên cứu dành cho các nước Mỹ và châu Âu khó có khả năng áp dụng cho các doanh nghiệp tại châu Á và đòi hỏi phải xây dựng một mô hình phản ánh được tác động của các nhân tố khác nhau đến việc ứng dụng thương mại điện tử dành riêng cho các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. Lấy ví dụ, báo cáo về thương mại điện tử và phát triển của UNCTAD (2004) chỉ rõ giữa mức độ phát triển nền kinh tế việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông có mối tương quan thuận chiều, điều này hoàn toàn hợp lý vì tại các quốc gia phát triển các doanh nghiệp có đủ vốn để tiếp cận sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại trong khi tại hầu hết các quốc gia đang phát triển, ứng dụng thương mại điện tử bị ràng buộc bởi chất lượng, sự sẵn có và chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng đó (Dasgupta, Agarwal et al. 1999; Molla & Licker 2005). Mức độ phổ biến thấp của

công nghệ thông tin và truyền thông trong nền kinh tế sẽ hạn chế mức độ nhận thức về thương mại điện tử. Thêm vào đó, việc sử dụng Internet và thực trạng thương mại điện tử tại hầu hết các quốc gia đang phát triển chưa đạt mức tới hạn để phát huy tác dụng và khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn áp dụng thương mại điện tử. Sự sẵn sàng của thể chế trong việc chi phối và kiểm soát thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng nhưng thường thiếu tại các quốc gia đang phát triển, dẫn đến việc các doanh nghiệp e ngại trong thực thi thương mại điện tử. Các doanh nghiệp tại các quốc gia này có trình độ công nghệ thông tin và bối cảnh thực thi thương mại điện tử khác biệt so với các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. Nhìn chung, doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn khi thực thi thương mại điện tử do những ràng buộc về mặt quản lý, tổ chức và môi trường. Tuy nhiên lại có rất ít những cuộc điều tra có hệ thống nguyên nhân một số doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thực thi thương mại điện tử trong khi một số khác thi không.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thường có quy mô nhỏ. Sự đơn giản trong cơ cấu tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng thương mại điện tử nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc thiếu tài nguyên tương xứng để đầu tư vào hệ thống thông tin (IS) và công nghệ thông tin (IT) và thích nghi với những thất bại có thể có. Chính vì vậy, nhân lực, công nghệ và tài nguyên kinh doanh cần phải được tính đến xem xét các nhân tố tác động ứng dụng thương mại điện tử.

Mặt khác, những yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử như thực tiễn hoạt động thương mại điện tử, thanh toán phi tiền mặt, giao dịch phi danh tính và mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp được thiết lập thông qua các phương tiện điện tử còn mới lạ tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy muốn thành công, các doanh nghiệp cần phải thay đổi cấu trúc tổ chức, quy trình sản xuất và văn hóa tổ chức để hình thành những thói quen trên.

Cuối cùng, doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển có xu hướng tập trung hóa. Do đó, cảm nhận của nhà quản lý về tổ chức, sự đổi mới (innovation) và môi trường xung quanh dường như rất quan trọng trong việc quyết định ứng dụng thương mại điện tử.

2.2.1 MÔ HÌNH SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CẢM NHẬN (PERCEIVED E-READINESS MODEL - PERM)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 57)