D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
4.3.2 VỀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết và thông tin thị thường và 10/26 giả thuyết được chấp nhận.
4.3.2.1ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TỔNG THỂ
Kết quả nghiên cứu cho thấy “tài nguyên công nghệ” thuộc khái niệm Sự sẵn sàng điện tử trong doanh nghiệp và ba biến “Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền”, “Sự sẵn sàng của các ngành công nghiệp phụ trợ” và “Sự sẵn sàng của các lực lượng
thị trường” thuộc khái niệm Sự sẵn sàng điện tử ngoài doanh nghiệp có tác động tích
cực và thuận chiều đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B một cách tổng thể. Kết quả trên phù hợp với kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi To & Ngai (To & Ngai 2006), Huy & ctg (Huy, Rowe et al. 2012). Tác giả cũng nhận thấy rằng “Sự sẵn
sàng điện tử của chính quyền”, “Sự sẵn sàng của các ngành công nghiệp phụ trợ” và
sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử (xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, chính sách thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử…). Như vậy việc thúc đẩy chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử tại thành phố Nha Trang cần tập trung vào của sự sẵn sàng điện tử bên trong doanh nghiệp và sự hỗ trợ của chính quyền trong việc thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pick & Azari (Pick & Azari 2011)
Các nhân tố còn lại bao gồm: “nhận thức”, “tài nguyên kinh doanh”, “nguồn
nhân lực”, “cam kết hỗ trợ” và “quản lý” có thể xem là không có tác động một cách có
ý nghĩa đến ứng dụng thương mại điện tử B2B tổng thể.
Một vài nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử không phải là do những quyết định logic của cấp quản lý (Molla & Licker 2005). Điều này có thể lý giải tại sao “cam kết hỗ trợ”, “nhận thức” hoặc “quản lý“ lại không có tác động đến ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang một cách có ý nghĩa.
Việc nhân tố “nguồn nhân lực”, không có tác động có ý nghĩa thống kê có thể được giải thích là các doanh nghiệp ở Nha Trang khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về thương mại điện tử, do đó nhân tố này không có tác động có ý nghĩa đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp.
Cuối cùng “tài nguyên kinh doanh” các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tuy được đánh giá cao nhưng có thể vẫn chưa đủ để có tác động đến thương mại điện tử B2B một cách tổng thể.
4.3.2.2ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng “tài nguyên kinh doanh” thuộc khái niệm sự sẵn sàng điện tử trong doanh nghiệp có tác động thuận chiều và tích cực đến giai đoạn bắt đầu của việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp ở giai đoạn bắt đầu. Kết quả này phù hợp một phần với những nghiên cứu khác về ứng dụng thương mại điện tử tại các nước đang phát triển (Kuan & Chau 2001; Molla & Licker 2005; Huy, Rowe et al. 2012), đồng thời cũng tương thích với những kết quả nghiên cứu cho rằng tài nguyên của doanh nghiệp là một trong những thách thức to lớn đối việc khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin trong kinh doanh tại các nước đang phát triển
(Garcia-Murillo 2004; Thatcher, Foster et al. 2006). Từ đây chúng ta có thể cho rằng việc bắt đầu ứng dụng thành công một công nghệ mới trong kinh doanh sẽ thành công khi nguồn tài nguyên kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư một cách tích cực.
Các nhân tố “nhận thức”, “tài nguyên công nghệ” thuộc nhóm cảm nhận bên trong doanh nghiệp và nhân tố “Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường”, “Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền” thuộc nhóm môi trường bên ngoài, tuy có tác động đến ứng dụng thương mại điện tử B2B trong giai đoạn bắt đầu một cách có ý nghĩa, tuy nhiên, tác động này lại là tác động ngược chiều. Kết quả này trái ngược với những quan điểm cho rằng “nhận thức”, “tài nguyên công nghệ” và “Sự sẵn sàng điện
tử của các lực lượng thị trường” có ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử
trong giai đoạn bắt đầu (Molla & Licker 2005). Kết quả này cũng trái với quan điểm cho rằng “Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường”, “Sự sẵn sàng điện tử
của chính quyền” có tác động đến ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn bắt đầu
(Al-Hudhaif & Alkubeyyer 2011).
Căn cứ vào kết quả SEM thì các nhân tố này có tác động ngược chiều đối với việc ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn đầu nhưng lại có tác động thuận chiều với việc ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn thể chế hóa. Như vậy có thể cho rằng tác động của các nhân tố này đã đủ lớn để các doanh nghiệp tại Nha Trang chuyển sang ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn thể chế hóa. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp đang ở giai đoạn bắt đầu (43.1%), do đó các nhân tố này thể hiện vai trò lực cản đối với ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn bắt đầu.
Các nhân tố còn lại (“cam kết hỗ trợ”, “nguồn nhân lực”, “quản lý”, “sự sẵn sàng
điện tử của ngành công nghiệp phụ trợ”) không có tác động một cách có ý nghĩa thống
kê đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang trong giai đoạn bắt đầu. Kết quả này cũng trái ngược với nghiên cứu của Molla & Licker (Molla & Licker 2005) và Al-Hudhaif & Alkubeyyer (Al-Hudhaif & Alkubeyyer 2011). Việc các nhân tố này không có tác động có ý nghĩa cũng có thể giải thích tương tự như phần tác động ứng dụng thương mại điện tử B2B tổng thể.
4.3.2.3ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG GIAI ĐOẠN THỂ CHẾ HÓA
Các nhân tố thuộc nhóm cảm nhận bên ngoài doanh nghiệp cùng với nhân tố “nhận thức” và “tài nguyên công nghệ” có tác động một cách có ý nghĩa đến việc ứng
dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn thể chế hóa. Kết quả này phù hợp một phần với các nghiên cứu trước trong việc nhấn mạnh vai trò của chính phủ và các ngành công nghiệp phụ trợ trong việc thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử (Molla & Licker 2005; Al-Hudhaif & Alkubeyyer 2011). Từ đây tác giả có thể đưa ra kết luận là các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp ở Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu và giai đoạn thể chế hóa là khác nhau.
Sự sẵn sàng của các lực lượng thị trường được xem là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn thể chế hóa. Như vậy khi khách hàng và đối tác đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ thôi thúc việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp lên mức cao hơn vì họ nhận thấy được lợi ích hoặc sợ sự đào thải của thị trường.
Sự sẵn sàng của ngành công nghiệp phụ trợ và của chính quyền là các nhân tố khác tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp ở giai đoạn thể chế hóa.
“Tài nguyên công nghệ” và “nhận thức” là hai nhân tố thuộc về sự cảm nhận bên trong doanh nghiệp tác động đến ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp ở giai đoạn thể chế hóa tại thành phố Nha Trang. Điều này khẳng định rằng “tài nguyên công nghệ” luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả cũng gợi ý rằng các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn này thường là các doanh nghiệp có ghi nhận những sự thay đổi trong môi trường kinh doanh gây ra bởi việc ứng dụng thương mại điện tử, liên kết ý nghĩa những thay đổi này với việc kinh doanh (cơ hội, nguy cơ và tiềm năng) và suy nghĩ về tác động của những thay đổi này đến doanh nghiệp trong dài hạn (nhận thức).
Một điểm khác biệt nữa so với nghiên cứu của Molla & Licker (Molla & Licker 2005) đó là trong nghiên cứu này hai nhân tố “quản lý” và “cam kết ủng hộ” không có tác động một cách có ý nghĩa đến việc ứng dụng thương mại B2B. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu vắng cam kết ủng hộ đặc biệt là từ quản lý cấp cao sẽ là một trở ngại to lớn cho việc thực thi thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Molla & Licker cũng cho rằng một doanh nghiệp có sự quản lý chặt chẽ trong việc thực thi thương mại điện tử sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Vì vậy kết quả này cần được kiểm định lại trong các nghiên cứu khác để có thể khẳng định chắc chắn.
Cuối cùng, nhân tố “tài nguyên kinh doanh” không có tác động có ý nghĩa đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn thể chế hóa. Do đó có khả năng nhân tố này là cần thiết nhưng không đủ sau giai đoạn bắt đầu ứng dụng thương mại điện tử hay còn được gọi là “hygentic factor”.
Tóm lại, việc ứng dụng thương mại điện tử B2B tại thành phố Nha Trang có thể xem là chịu tác động của sự sẵn sàng điện tử bên trong doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Mặt khác khi chính quyền thúc đẩy mức độ ứng dụng thương mại điện tử B2B lên tới giai đoạn thể chế hóa thì đồng thời cũng thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử B2B một cách tổng thể vì những nhân tố thuộc nhóm cảm nhận bên ngoài doanh nghiệp tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B ở giai đoạn thể chế hóa cũng là những nhân tố tác động đến ứng dụng thương mại điện tử B2B ở mức tổng thể.