D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
4.5 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
Tương tự như bất cứ các nghiên cứu nào khác, nghiên cứu này cũng có những hạn chế:
- Với những giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong phạm vi hẹp là thành phố Nha Trang. Trong tương lai, các nghiên cứu được mở rộng trên phạm vi quốc gia thì kết quả của những nghiên cứu này sẽ củng cố vững chắc mô hình thang đo và mô hình lý thuyết đã được đề ra trong nghiên cứu này.
- Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất. Tuy kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường, nhưng nếu các nghiên cứu trong tương lại lặp lại nghiên cứu này với mẫu được chọn theo phương pháp xác suất và cỡ mẫu lớn hơn thì có thể sẽ mang lại kết quả chính xác hơn.
- Bảng câu hỏi dùng nhiều từ ngữ chuyên môn, nội dung tương đối khó hiểu với người trả lời. Lý do là vì thương mại điện tử là một nội dung tương đối mới tại Việt Nam nên có rất ít các tài liệu bằng tiếng Việt, luận văn phải sử dụng các tài liệu tham khảo tiếng Anh. Bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình thang đo của nước ngoài. Mặc dù tác giả đã có cố gắng rất nhiều trong việc dịch thuật ra Việt ngữ nhưng với những giới hạn về năng lực, thời gian và kinh phí, bảng câu hỏi vẫn chưa thực sự phù hợp với văn phong người Việt. Do đó trong các nghiên cứu tiếp theo tác giả cần xây dựng một bảng câu hỏi phù hợp hơn với bối cảnh Việt Nam thông qua sự giúp đỡ của các nhà dịch thuật chuyên môn.
- Tác giả không có điều kiện sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu nên có phần làm giảm tính chính xác của dữ liệu thu thập được. Nguyên nhân là vì bảng câu hỏi khá dài, từ ngữ cứng nhắc và việc dùng nhiều khái niệm mang tính chuyên môn sẽ gây khó hiểu cho người đọc. Người đọc sẽ có xu hướng bỏ qua những câu hỏi khó hiểu hoặc trả lời cho xong. Trong các nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu nhằm tăng tính chính xác của dữ liệu thu thập được.
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào thương mại điện tử B2B. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào B2C, C2C hoặc nghiên cứu về ứng dụng thương mại điện tử tổng quát.
- Mô hình PERM do Molla & Licker đề xuất và đã được kiểm định tại một số quốc gia đang phát triển. Mô hình này sau khi được điều chỉnh và áp dụng vào bối cảnh thành phố Nha Trang tuy cho kết quả khá tốt nhưng có thể vẫn còn có thể bổ sung, cải tiến nhằm giải thích tốt hơn quá trình ứng dụng thương mại điện tử B2B tại Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.