CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 72)

D. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

H. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

2.2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.2.4.1CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP

Nhận thức thể hiện cảm nhận, hiểu biết và dự đoán của tổ chức về những lợi ích và nguy cơ của thương mại điện tử (Molla & Licker 2005). Những nghiên cứu về phổ biến sự đổi mới đều đồng ý rằng sự nhận thức về đổi mới cũng như cảm nhận về những lợi ích đi kèm sẽ tác động đến việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đổi mới (Kuan & Chau 2001; Mehrtens, Cragg et al. 2001; Grandon & Pearson 2004; Molla & Licker 2005)

Khi doanh nghiệp đã nhận thức về tiềm năng của thương mại điện tử và chấp nhận đầu tư tài nguyên để ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh thì việc doanh nghiệp có tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô ứng dụng thương mại điện tử phụ thuộc vào những nhận thức cao hơn về lợi ích, nguy cơ, những trường hợp thành công và thất bại (Molla & Licker 2005). Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, các chủ doanh nghiệp thường không đủ trình độ để nhận thức và áp dụng cộng nghệ nói chung và thương mại điện tử nói riêng vào kinh doanh. Quá trình áp dụng của họ thường chịu tác động từ đối tác, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh (Kuan & Chau 2001; Mehrtens, Cragg et al. 2001; Grandon & Pearson 2004; Molla & Licker 2005)

Tại Việt Nam, theo một cuộc điều tra của Cục Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với hơn 63.000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn phổ thông các cấp. Đây chính là rào cản cho việc nhận thức, tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp (tapchicongnghiep.vn 2008). Vì vậy:

H1: Nhận thức có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H2: Nhận thức có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H3: Nhận thức có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.2CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN DOANH NGHIỆP

Tài nguyên phản ánh mức độ tài nguyên nhân lực, tài nguyên công nghệ và tài nguyên kinh doanh của doanh nghiệp (Molla & Licker 2005). Mặc dù nhận thức về lợi ích của việc áp dụng công nghệ là quan trọng, một vấn đề khác không kém phần quan trọng là việc đạt được những lợi ích đó thông qua những nguồn lực hữu hạn. Nếu như những lợi ích cảm nhận không thể đạt được vì thiếu tài nguyên cần thiết, việc ứng dụng công nghệ mới sẽ hoàn toàn vô nghĩa cho dù lợi ích cảm nhận có to lớn như thế nào đi nữa (Kuan & Chau).

Tại các nước đang phát triển, những ràng buộc về tài chính, công nghệ và nhân lực thường dẫn đến việc các doanh nghiệp tại các nước này tụt hậu so với các nước phát triển trong việc ứng dụng thương mại điện tử. Mặt khác, những yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử như thực tiễn hoạt động thương mại điện tử, thanh toán phi tiền mặt, giao dịch phi danh tính và mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp được thiết lập thông qua các phương tiện điện tử còn mới lạ tại các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, tài nguyên nhân lực, tài nguyên công nghệ và tài nguyên kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc chấp nhận ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh.

Thực trạng tại Việt Nam cho thấy trình độ lực lượng lao động Việt Nam còn yếu và thiếu, các doanh nghiệp thiếu vốn để tập trung sản xuất, việc tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng ngày càng khó khăn. Tại thời điểm đầu năm 2010, nhiều doanh nghiệp thông báo rằng họ không thể tuyển đủ lượng công nhân có trình độ để bắt đầu kế hoạch sản xuất của năm (VietNam Financial Review 2010). Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, sự khan hiếm các nguồn lực cần thiết là thử thách quan trọng của doanh nghiệp. Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu và sự thiếu hụt các nguồn tài chính khiến các doanh nghiệp tìm đến các khoản vay không vững chắc để thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường (Cổng thông tin kinh tế Việt Nam 2008). Vì vậy:

H4: Nguồn nhân lực có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H5: Nguồn nhân lực có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H6: Nguồn nhân lực có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

H7: Tài nguyên công nghệ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H8: Tài nguyên công nghệ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H9: Tài nguyên công nghệ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

H10: Tài nguyên kinh doanh có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H11: Tài nguyên kinh doanh có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H12: Tài nguyên kinh doanh có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.3CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN CAM KẾT ỦNG HỘ

Cam kết ủng hộ thể hiện sự hỗ trợ của các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là giám đốc điều hành, trong việc khởi xướng và thực thi thương mại điện tử (Molla & Licker 2005). Nhiều nghiên cứu đồng ý rằng sự cam kết ủng hộ từ cấp quản lý cao nhất là nhân tố cốt yếu để đảm bảo cho sự thành công của việc thực thi thương mại điện tử (Teo & Ranganathan 2004; Molla & Licker 2005; Thatcher, Foster et al. 2006; Huy, Rowe et al. 2012). Thiếu sự cam kết ủng hộ, các dự án thương mại điện tử hoặc thất bại, hoặc chỉ dừng lại ở mức bắt đầu. Vì vậy:

H13: Cam kết ủng hộ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H14: Cam kết ủng hộ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H15: Cam kết ủng hộ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.4CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

Quản lý thể hiện chiến lược, sách lược, mô hình hoạt động nhằm vạch rõ cách thức doanh nghiệp tổ chức để thiết lập mục tiêu, phân phối tài nguyên và ra quyết định (Molla & Licker 2005). Mặc dù mô hình quản lý đóng vai trò quan trọng khi chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thường thiếu nghiêm trọng những mô hình này. Vì vậy:

H16: Quản lý có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H17: Quản lý có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.5CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH QUYỀN

Chính sách và hành động của chính quyền được xem là tác động mạnh mẽ lên việc ứng dụng công nghệ nói chung và thương mại điện tử nói riêng (Huy, Rowe et al. 2012). Lấy ví dụ, chính quyền có thể khuyến khích khu vực tư nhân chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng, pháp luật và các chỉ dẫn thực thi thương mại điện tử.

Đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ như Việt Nam, vai trò của chính quyền là không thể thiếu được trong việc hỗ trợ phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Vai trò này được thể hiện thông qua chính sách đổi mới của chính phủ được thực thi từ 1986 (Huy, Rowe et al. 2012). Tuy nhiên, sự sẵn sàng của chính quyền theo cảm nhận của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và điều này có thể tác động đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn bắt đầu và giai đoạn thể chế hóa. Vì vậy:

H18: Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H19: Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H20: Sự sẵn sàng điện tử của chính quyền có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.6CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THỊ TRƯỜNG

Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường thể hiện việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp do tác động của đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh (Molla & Licker 2005). Sức ép từ lực lượng thị trường được coi là một trong những yếu tố cốt lõi trong việc doanh nghiệp chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử ở giai đoạn bắt đầu và tiếp theo là giai đoạn thể chế hóa (Kuan & Chau; Molla & Licker 2005; Huy, Rowe et al. 2012). Một doanh nghiệp cảm thấy sức ép phải áp dụng công nghệ nếu đối tác yêu cầu hoặc khuyến cáo hoặc khi các doanh nghiệp khác trong ngành (có thể là đối tác hoặc đối thủ) sử dụng công nghệ dẫn tới việc doanh nghiệp cảm thấy nhu cầu phải ứng dụng công nghệ để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Theo báo cáo của Royal Pingdom (2010) thì Việt Nam nằm trong danh sách 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Báo cáo của cơ quan nghiên cứu thị trường Nelson thì Việt Nam cũng có 600.000 thẻ tín dụng (Huy, Rowe et al. 2012). Với việc Việt Nam có nhiều doanh nghiệp kết nối Internet và sử dụng thẻ tín dụng mua bán trực tuyến, các doanh nghiệp sẽ chịu sức ép phải cung cấp các giao dịch trực tuyến trên website. Vì vậy:

H21: Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H22: Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H23: Sự sẵn sàng điện tử của các lực lượng thị trường có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

2.2.4.7CÁC GIẢ THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SẴN SÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Sự phát triển của thương mại điện tử không thể thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ. Các ngành công nghiệp phụ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử thông qua việc tạo ra những đầu vào (inputs) một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tại các nước đang phát triển, ba lĩnh vực được cho là quan trọng nhất đối với sự phát triển của thương mại điện tử là: công nghệ thông tin (IT), tài chính (financial sector) và hệ thống vận tải hàng hóa (carrier & transportation). Tại Việt Nam, công nghệ thông tin chưa phát triển đủ để thực hiện việc thúc đẩy thương mại điện tử, lĩnh vực tài chính chưa đủ mạnh để thực thi giao dịch điện tử, hệ thống vận tải còn lạc hậu. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có mức cảm nhận khác nhau về sự sẵn sàng của các ngành công nghiệp phụ trợ. Vì vậy:

H24: Sự sẵn sàng điện tử của các ngành công nghiệp phụ trợ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang.

H25: Sự sẵn sàng điện tử của các ngành công nghiệp phụ trợ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn bắt đầu.

H26: Sự sẵn sàng điện tử của các ngành công nghiệp phụ trợ có tác động quan trọng và tích cực đến việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại Nha Trang ở giai đoạn thể chế hóa.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)