Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển phổ biến ở nước ta. Qua các kỳ Đại hội Đảng lẩn thứ V I,V II, V III, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại lâu dài cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Điều này đã tạo nên bối cảnh ra đời và phát triển của kinh tế trang trại, với các mặt biểu hiện chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Đổi mới về quyền sở hữu và sử dụng các yếu tố đầu vào của
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thừa nhận và khuyên khích phát triển kinh tế cá thể và tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn nước ta.
* Trước hết là sự thay đổi về các mối quan hệ kinh tế liên quan đến quyền sử dụng đất đai. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương giao quyền sử dụng đất 丨âu dài cho hộ nông dân, đây 丨à một bước có tính chất đột phá để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển và sự hình thành của kinh tế trang trại. Chí thị 100/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm cho nhóm và người lao động, đã từng bước khôi phục lại quyền tự chủ trong việc sử dụng đất đai và lao động của kinh tế nòng hộ.
* Bước tiếp theo Đảng ta thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá Ihể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khoá V I) tháng 3/1989. Có thể nói đây là một chủ trương khá thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại ở nước la. Chủ trương trên của Đảng ta đã được cụ thể hoá bằng Nghị định 170/HĐBT ngày
- Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của các hộ kinh lế cá ihể,tư nhân, thừa nhận tư cách pháp nhân và bảo đảm quyền làm ãn bình đẳng của họ trong các ngành nồng, lâm, ngư nghiệp,
- Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kinh tế cá thể, tư nhân phát tricn trồng trọ t,chãn nuôi, khai thác thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ và mở mang ngành nghề ở nông thôn.
- Nhà nước bảo hộ các quyền về tài sản và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tư nhân. M ọ i hành vi vi phạm các quyền nói trên đều phải xử lý theo pháp luật, các định kiến hẹp hòi với kinh tế các thể, tư nhân được xoá bỏ.
- Các hộ kinh tế cá thể, tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, tuỳ tình hình cụ thể được Nhà nước cho thuê hoặc giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định để tổ chức sản xuất kinh doanh. Các hộ tư nhan và công ty tư nhân được thuê mướn lao động theo yêu cầu phát triển sán xuất; được quyền tự do tiêu thụ sản phẩm ở nơi có lợ i theo đúng nguyên tắc thuận mua vừa bán; được quyền uỷ thác xuất nhập khẩu cho các cơ quan xuất nhập khẩu Nhà nước. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế tư nhân nước ngoài gửi máy móc thiết bị, hùn vốn kinh doanh hoặc đứng ra tổ chức kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp.
Như vậy, các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các hộ cá thể,tư nhân sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất như đất đai, lao động, vốn... một cách tự chủ và năng động. Ngoài ra, các hộ cá the và tư nhân còn được quyền hợp pháp trong việc tích tụ các yếu tố sản xuất vượt xa mô hình kinh tế tự cấp, tự túc vươn lên sản xuất hàng hoá theo mồ hình trang trại.
- Sau Nghị quyết 10,hàng loạt các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta được ra đời, có tác dụng thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển như: V iệc qui định 5 quyền của người sử dụng đất; Nghị quyết trung ương 5 (khoá
V II) tháng 6 / ỉ 993 VC vấn đề sử dụng dất đai; Luật đất đai tháng 7/1993; Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về giao đất nông nghiệp và Nghị định 02/CP ngày 5/7/1994 về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
V ớ i những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ sau một thời gian ngắn đã làm thay đổi về quyền sở hữu và sử dụng các yếu tố đầu vào của sán xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Từ chủ trương đường lố i đến việc cụ thể hoá bằng các văn bản pháp qui, Đảng và Nhà nước ta đã tạo cho kinh tế trang trại một bối cảnh ra đời và phát triển khá thuận lợi.
Thứ h a i: Đổi mới cách thức phân phối sản phẩm đầu ra của sán xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
Việc đổi mới quyền sử hữu và sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá theo nhu cầu thị trường. Như vậy, quyền tự chủ của hộ nông dân đối với sản phẩm đầu ra đã được xác lập. Các hộ nông dân được tự chủ trong việc chọn mặt hàng kinh doanh theo mục tiêu lợi nhuận. V ì vậy, tháng 3/1989 Nhà nước thi hành chính sách một giá, xoá bỏ hoàn toàn chính sách bù giá trước đây. Cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được trao đổi mua bán theo giá thị trường. Ngược lại, cơ chế thị trường như một áp lực mạnh buộc các hộ nông dân phải chủ động tiếp cận thị trường và hạch toán lỗ, lãi, tìm hướng kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho gia đình họ. Những hộ có ý chí làm giàu và kinh nghiệm sán xuất đã vươn lên phát triển theo hướng kinh tế trang trại.
Thứ ba: Các chính sách kinh tế được hưóng vào việc thúc đẩy sự hình
thành của kinh tế trang trại.
Cùng với việc đổi mới về quyền sử dụng đầu vào, cách thức phân phối sản phẩm đầu ra theo hướng tăng quyền tự chủ của hộ nông dân, các chính
sách kinh tế đều được hướng vào việc thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển. Đó là các chính sách như: chính sách cho hộ nông dân vay vốn sán xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị định 14/CP ngày 2/3/1993 cua Chính phủ; các dự án cho vay vốn nhằm sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước theo Nghị quyết 327/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ngày 15/9/1992... Những chính sách này thực sự tạo điều kiện VC vật chất cho sự ra đời của các trang trại lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ở những vùng còn đất hoang hoá.