nghiệp hoá ở nước ta
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trước thời kỳ công nghiệp hoá, kinh tế tiểu nông là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở chủ yếu trong nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản nhất của hình thức tổ chức sản xuất này là tự cấp, tự túc. Quá trình sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong phạm vi gia đình mà “ không kinh doanh” ,không thực hiện tái sản xuất mở rộng. Ngay cả các điền irang, thái ấp của quan lại phong kiến, địa chủ cũng mang nặng dấu ấn tự cấp, tự túc. Việc trao đổi, mua bán diễn ra rất hạn chế và chí nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng nội bộ.
Quá trình công nghiệp hoá đã tác động một cách mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội và các lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp hoá đã phá vỡ kết cấu cố hữu vốn có của nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của công nghiệp. V ì vậy, nông nghiệp phải phá vỡ lớp vỏ bọc cố hữu, chuyển sang sản xuất hàng hoá với qui mô và trình độ nçày càng cao, nhằm đáp ứng những đòi hỏi do công nghiệp đặt ra.
Trên cơ sở kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại đã hình thành, phát triển và trớ thành hình thức lổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp. Kinh tế trang irại tỏ ra là một hình thức tổ chức phù hợp, đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá và tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa
nỏng nghiệp và công nghiệp. Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại xuất hiện đổng thời với quá trinh công nghiệp hoá và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, kinh tế trang trại đã trở thành ỉực lượng chư đạo trong nông nghiệp, hàng năm sản xuất ra từ 60% đến 90% lượng nồng sản phẩm của cả nước. [52,tr.3 1J
Như vậy,tính tất yếu khách quan của sự phát triến kinh tế trang trại đã được cả lý luận và thực tiễn thừa nhận. Sự phát triển kinh tế trang trại như là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và trở thành qui luật phát triển chung cho toàn thế giới. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại là một xu hướng tất yếu không nằm ngoài quĩ đạo đó. Thậm chí, sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay còn bức xúc hơn do những đòi hỏi của nền kinh tế đất nước và đặc trưng của thời đại. Đó là: Nước ta tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện một nước có nền nông nghiệp hết sức lạc hậu và trong bối cảnh toàn cầu hoá,thêm vào đó là ycu cáu phải lang trưởng nhanh, bồn vững và hiệu quả.
Nước ta khôn2 thể tiến hành cổng nghiệp hoá,hiện đại hoá trên cơ sở một nền nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc. Công nghiệp sẽ không thể phát triển được nếu không có ncn nống nghiệp hàng hoá phát triển, đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp. Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là phát huy lợi thế so sánh của đất nước, là điều kiện để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương,hội nhập khu vực và thế giới, tạo điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền móng chủ yếu cho sản xuất hàng hoá nông nghiệp nước ta là hộ nông dan và kinh tế trang trại. M ột mặt, phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với qui luật vận động của nền kinh tế, phù hợp với những bài học kinh nghiệm của thế giới. M ặt khác, con đường phát triển tất yếu của kinh tế trang trại ở
nước ta xuâì phát lừ nhu cầu nội tại và sự chuyên hoá của kinh tế nông hộ, của
ban thân nén nông nghiệp nước nhà.