- Các trang trại ở Hà Tây đã sán xuất ra một khối lượng nông sản phẩm
quản sản phẩm, tìm kiếm thị trường ổn định tạo điều kiện cho kinh tê
3.3.3. Vỏn cho trang trạ
Những khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh là tinh trạng chung của các trang trại ở nước ta hiện nay, đồng thời cũng là vấn đề đang được đặt ra đối với các trang trại ở Hà Tây.
Hầu hết các trang trại đều nằm trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, họ phải huy động bằng mọi cách để có đủ vốn để mua sắm tư liệu sản xuất, mở rộng qui mô trang trại và nhận thầu diện tích đất đai, mặt nước để lập
trang trại. Tuy nhiên nguồn vốn của các trang trại ở Hà Tây hiện nay chủ yếu là vốn tự có. Trong tổng số vốn vay của các trang trại thì vay tư nhân là chủ yếu, các chủ trang trại dã khai thác khá tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đế đầu tư phát triển sản xuất. Thực tế này cũng cho thấy rằng, các trang trại ở Hà Tây tự giãi quyết những nhu cầu về vốn của trang trại mình, vai trò của các tồ chức tín dụng, ngân hàng hết sức mờ nhạt. Đồng thời, những hộ gia đình nông dân có nhu cầu và ham muốn tập trung sản xuất để phát triển kinh tế trang trại mà thiếu vốn thì đành bó tay. Như vậy nếu giải quyết tốt vấn để vốn cho trang trại thì không những tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất của các trang trại mà còn có tác dụng hình thành nên những trang trại mới. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho kinh tế trang trại ở Hà Tây phát triển chậm trong những năm vừa qua.
Để tháo gỡ tình trạng thiếu vốn cho kinh tế trang trại ở Hà Tây chúng ta
cần thực hỉện một số giải pháp sau:
- H ội nông dân và chính quyền các địa phương trong tỉnh cần có sự quan í âm, bám sát thực tố của các trang trại, giúp các trang trại lập phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư và thủ tục xin vay vốn... Ngành ngân hàng cũng ncn trực liếp tham dự vào việc tư vấn cho các chủ trang trại, có như vậy thì m ới đảm bảo đầu tư đúng hướng, chắc chắn và thu hồi vốn đúng thời hạn.
- Ngoài việc cho vay ngắn hạn, ngân h àn g nên mạnh dạn cho vay trung hạn và dài hạn với qui mô cho vay đủ để triển khai dự án, thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi nhằm đáp ứng dược nhu cầu thực tế về vốn của các trang trại.
- Cần nghiên cứu để xoá bỏ lãi suất trần, chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thị trường đối với các khoản cho vay. Bới vì cho vay phát triển kinh tế trang trại tức là cho vay để hộ nông dân làm giàu, khác với cho vay để xoá
đ ó i, giám nghèo. Có như vậy thì các ngân hàng mới thuận lợi trong việc hạch toán kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngân
hàng ứ nông thôn.
- Cần có cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào việc cho vay vốn đối với kinh tế trang trại, ngân hàng thương mại phái coi các trang trại là bạn hàng thường xuyên, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau để cùng tổn tại và phát triển. V ì vậy, trong giai đoạn tới chính sách tín dụng cho kinh tế trang trại ớ Hà Tây cần thực hiện theo hướng: tăng vốn cho khu vực nông thôn để các trang trại có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức; không phân biệt tín dụng giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh; Nhà nước cẩn xây dựng chính sách lãi suất hợp lý nhằm khuyến khích huy động tiền gửi và cho vay đồng thời tiến hành cải cách các thủ tục hành chính để làm đơn giản hơn các thủ tục cho vay.
- Nhà nước cần có cơ chế hợp lý khuyến khích những người có vốn ở
thành thị và các địa phương khác đầu tư vốn vào phát triển kinh tế trang trại. - Ngoài việc giải quyết vốn kinh doanh trực tiếp cho các trang trại, Nhà nước cần có nguồn ngân sách đầu tư cho việc xây dựng các công trình thu ỷ lợ i, điện lực, các công trình giao thông, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là các chủ trang trại.
- Cần có cơ chế, chính sách hướng dẫn việc huy động vốn không chính thức để hạn chế tiêu cực như: vay nóng, vay lãi suất cao, vay trả nợ dần...