- Các trang trại ở Hà Tây đã sán xuất ra một khối lượng nông sản phẩm
quản sản phẩm, tìm kiếm thị trường ổn định tạo điều kiện cho kinh tê
3.3.7. Phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nông thôn hỗ trợ cho các trang trạ
trợ cho các trang trại
Cùng tồn tại và phát triển ở nông thôn, các trang trại phải cạnh tranh gay gắt với nhau và với các hình thức tổ chức sản xuất khác trong việc nâng cao chất lượng hạ giá thành, tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên, cạnh tranh không có nghĩa là loại trừ việc các trang trại liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Quá trình sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi phát triển mạnh mẽ các hình thức kinh tế trong nông thôn.
Trong quá trình sản xuất, có những khâu, những công việc mà bản thân từng trang trại không thể đảm nhiệm được, hoặc nếu tự làm sẽ không hiệu quả. Vì vậy trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các Irang trại đã nảy sinh nhu cầu liên kết hợp tác kinh tế như là một đòi hỏi tất yếu, bức bách. Tính tất yếu và cấp bách đó là điều kiện thuận lợi để khi có sự hướng dẫn, giúp đỡ thì các hình thức liên kết và hợp tác kinh tế diễn ra một cách nhanh chóng.
Từ khi kinh tế hộ gia đình trở thành đơn vị độc lập, tự chủ sản xuất kinh doanh, vai trò của hợp tác xã ở Hà Tây đã gần như biến mất. Trong khi đó các
hình thức liên kết kinh tế lại phái triển chậm, nên kinh tế trang trại ít được sự hỗ trợ của sự hợp tác. Vì vậy, để phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nồng nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế trang trại phái triển, chúng ta có thê thực hiện các giải pháp sau đây:
- Hội nông dân cần đứng ra tổ chức các câu lạc bộ kinh tế trang trại, ở đó các chủ trang trại được gặp gỡ nhau, thảo luận với nhau các vấn đề về kinh tế trang trại. K h i đó, những vấn đề cần đến sự liên kết hợp tác sẽ náy sinh, việc thực hiện các lên kết sẽ được thực hiện.
- Hội nông dân và các tổ chức khuyến nông phải có biện pháp hướng dẫn các trang trại ký kết hợp đồng liên kết với các hình thức, thành phần kinh lế khác trong việc cung ứng đầu vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Từng bước hình thành các tổ chức hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện của các trang trại nhằm giải quyết những vấn đề chung như dịch vụ điện, nước, dịch vụ bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và việc đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Các hợp tác xã còn tạo môi trường thuận lợ i đê các chủ trang trại trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong việc ứng dụng liến bộ khoa học kỹ thuật, cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quá thiên tai, chống sự lũng đoạn, ép giá của tư thương...
- Sờ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp với các ngành liên quan và Hội nông dân, tổ chức khuyến nông hình thành và phát triển các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sán phẩm ngay tại địa bàn nông thôn, thành phần tham gia các hợp tác xã này có thể có cả các chủ trang trại.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trang trại tham gia liên kết kinh tế và iham gia hợp tác xã, phát triển nhiều loại hình kinh tế hợp tác phù hợp với đòi hỏi của sản xuất và nguyện vọng của nông dân. Nhà nước phái miên giam thuế đối với hợp tác xã, đổng thời thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ hợp tác xã.
Kết quá và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Hà Tây còn bị chi phối không nhỏ bởi chính sách thuế. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại ở Hà Tây phát triển. Trong các chính sách thuế đối với thì quan trọng nhất là thuế sử dụng đấl nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Tlm ếsứ dụng đất nông nghiệp:
Đây là sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với kinh tế trang trại. Hằng năm, các trang trại phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với: đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thuỷ sán và đất trồng rừng, v ề cơ bản, chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với trang trại nói chung và trang trại ở Hà Tây nói riêng là tương đối phù hợp, song đang tồn tại một số vấn đề cần phải giái quyết:
Thứ nhất, hạn mức sử dụng đất nông, lâm nghiệp và mặt nước nuôi
trồng thuỷ sán theo quy định của luật đất đai hiện nay là quá thấp so với quy mô của trang trại. V ì vậy, các chủ trang trại phải nộp thuế bổ sung rất lớn. Mặt khác, dối với diện tích đất vượt quá mức hạn điền, các chủ trang trại phải nộp liền thuê đất cho Nhà nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các trang trại trong khi họ đang thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. V ì vậy mà việc mở rộng quy mô trang trại bị hạn chế.
T liứ hai, đối với phần đất nhận chuyển nhượng của người khác, nếu
vượt quá mức hạn điền thì trang trại phải chịu thuế trùng: một mặt phải nộp tien thuê đất, mặt khác phải trả tiền mua quyền sử dụng đất cho người chuyển nhượng.
Để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau: