9 Đây là loại vũ khí được chuyển đổi từ các VKHN chiến lược thành các loại vũ khí mang đầu đạn thường.
3.1.2. Về phía Nga
Đuma Quốc gia Nga là cơ quan thông qua Hiệp ước START mới. Nga sẽ chỉ phê chuẩn Hiệp ước sau khi Thượng viện Mỹ thực hiện điều này. Ông Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Đuma Quốc gia Nga tuyên bố “Nếu tốc độ xem xét START mới tại Quốc hội Mỹ tiến triển chậm lại, thì Nga sẽ có những phản ứng hoàn toàn tương tự”. Có thể thấy, việc phê chuẩn Hiệp ước START mới phụ thuộc vào Mỹ khá nhiều. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà quá trình phê chuẩn START mới ở Nga gặp thuận lợi hơn, Hiệp ước này cũng đối mặt với nhiều chỉ trích từ phía Nga:
1/ Hiệp ước mới không giúp hạn chế số lượng VKHN của các đồng minh của Mỹ, tức là các thành viên NATO như Pháp, Anh vẫn còn xấp xỉ 460 đầu đạn hạt nhân. 2/ Hiệp ước mới tính một máy bay ném bom hạng nặng là một đầu đạn hạt nhân. Máy bay ném bom B-52H thường được sử dụng của Mỹ có thể chở được 20 tên lửa vượt đại dương với các đầu đạn gắn cùng. Do đó, việc duy trì 100 máy bay ném bom trong lực lượng hạt nhân, Hoa Kỳ có thể mang được tối đa 2000 đầu đạn hạt nhân và điều này không vi phạm giới hạn của Hiệp ước (vì tính mỗi máy bay ném bom hạng nặng là một đầu đạn hạt nhân nên số lượng đầu đạn tính theo Hiệp ước START nhỏ hơn rất nhiều). Trong trường hợp này, tổng số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược của Mỹ được vận chuyển trong một chuyến bay, có thể lên đến 3500 – nhiều gấp 2 lần so với lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga [52]. 3/ Hiệp ước không đặt giới hạn cho VKHN bị tháo gỡ. Để tuân thủ theo mức độ hạn chế của Hiệp ước, một bên có thể tháo gỡ số lượng đầu đạn hạn nhân từ các tên lửa. Sau đó, những đầu đạn bị tháo dỡ có thể được cất lại trong kho, thậm chí được đặt gần nơi có các phương tiện vận chuyển chúng. Vì vậy, số lượng đầu đạn hạt nhân của tên lửa Minuteman-3 và Trident
III của Mỹ có thể đạt gần 4000 – nhiều gấp 2,5 lần so với giới hạn cho phép của Hiệp ước. 4/ START mới cũng không hạn chế việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Sự lo ngại của Nga về hệ thống này được ghi trong Hiệp ước là phần mở đầu, không có ràng buộc pháp lý đối với Mỹ. Điều này có nghĩa là Mỹ có thể tiếp tục triển khai chương trình phòng thủ tên lửa của mình. 5/ START mới không hạn chế số lượng tên lửa tầm xa phóng từ trên biển và không coi chúng là vũ khí chiến lược. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng số lượng loại tên lửa trên biển trong lực lượng hải quân của mình trong vòng 30 năm. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng từ 2800 đến 3600 tên lửa Tomahawk đã có mặt trên các con tàu và tàu ngầm của Mỹ. Cùng với các con tàu chở tên lửa Tomahawk, cuộc tấn công tiềm tàng của hải quân Mỹ có thể đạt tới 10 nghìn tên lửa đại dương, gấp 20 lân so với hải quân Nga đang ở hữu [52].
Ngay sau khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn START mới, Tổng thống Medvedev rất hoan nghênh song cũng cảnh báo rằng các thành viên của Đuma Nga và Quốc hội Nga có thể trì hoãn thông qua Hiệp ước đến tận khi họ có thể kiểm tra xong bản phê chuẩn hiệp ước của Mỹ có thay đổi nào so với văn bản Hiệp ước hay không [56]. Để thông qua hiệp ước, thành viên Đuma quốc gia Nga phải qua 3 vòng bỏ phiếu. Cũng giống như Thượng viện Mỹ, thành viên Quốc hội Nga cũng bổ sung thêm vào văn kiện phê chuẩn trong vòng phê chuẩn thứ hai vào ngày 14/1/2011. Cụ thể, Nga sẽ bảo lưu quyền được rút khỏi Hiệp ước nếu Mỹ vi phạm Hiệp ước, và nếu Nga nhận thấy việc triển khai phòng thủ tên lửa của Mỹ tạo ra những nguy cơ chiến lược to lớn đối với an ninh Nga hoặc nếu Mỹ tiến hành vũ trang vũ khí thường chiến lược mà không có sự cho phép từ Uỷ ban tham vấn song phương [60].
Vào ngày 26/1/2011, với 350 phiếu thuận và 96 phiếu chống trong cuộc tranh luận lần thứ 3, Đuam Quốc gia Nga cuối cùng đã phê chuẩn START mới. Các nhà lập pháp Nga thông qua START mới sau khi đính kèm những sửa đổi tương tự như những điều khoản mà Thượng viện Mỹ đã thực hiện [101]. Như
vậy, Hiệp ước START mới đã chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, sau khi Hạ viện Nga và Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Giai đoạn khó khăn đầu tiên trong việc thực thi START mới đã được giải quyết. Tuy nhiên, do tồn tại những hạn chế trong Hiệp ước, câu hỏi về tương lai của Hiệp ước này sẽ như thế nào vẫn là một ẩn số.