Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 30)

4 Hiệp ước STAR TI bao gồm một chế độ kiểm tra việc thực hiện Hiệp ước khá phức tạp Điều này làm tăng tính minh bạch về số lượng và cấu trúc hạt nhân của hai bên, xây dựng lòng tin, và khuyến khích tinh thần

1.2.3.Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START

Trong nỗ lực chung nhằm thực hiện lộ trình cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, trong năm 1997, Tổng thống Nga Yeltsin và Tổng thống Mỹ Clinton đã cơ bản đồng ý về một khuôn khổ hợp tác cho Hiệp ước START III. Tuy nhiên những vòng đàm phán giữa hai bên chưa bao giờ đi được đến kết luận, nên chưa thể hình thành một Hiệp ước như START I, START II. Các vòng đàm phán này đều bị ảnh hưởng bởi kế hoạch của Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và những vấn đề liên quan đến Hiệp ước ABM. Khi Tổng thống G.Bush lên cầm quyền vào năm 2001, việc theo đuổi những thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga không còn được ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, Tổng thống Bush đã ký kết Hiệp ước SORT với Nga năm 2002, trong đó Mỹ và Nga tự xác định nhịp độ, mức độ cắt giảm lực lượng hạt nhân của mình trong giới hạn Hiệp ước, mà không có những hạn chế cụ thể nào.

START III có mục tiêu cắt giảm số đầu đạn hạt nhân của hai bên xuống còn khoảng từ 2000 – 2500 đầu đạn trên mỗi loại vũ khí tiến công chiến lược. Mỹ và Nga đã tổ chức vài cuộc thảo luận về START III, song họ không tìm được những điểm đồng trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton kết thúc. Tổng thống Bush đã không tiếp tục các vòng đàm phán này khi bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2001. Việc chấm dứt đàm phán đã khiến vấn đề trọng tâm trong tiến trình kiểm soát vũ khí giữa Nga và Mỹ chưa được giải quyết. Ví dụ, Tổng thống Clinton và Yeltsin đã đồng ý xây dựng các biện pháp hữu hiệu trong việc hạn chế các loại tên lửa tầm xa, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa phóng từ tàu hải quân và các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật khác. Những loại vũ khí này chưa bị giới hạn bởi bất kỳ hiệp ước nào. Thêm vào đó, khi thiết lập khuôn khổ hợp tác START

III, cả Mỹ và Nga đều nhất trí sẽ tăng cường tính minh bạch và tính liên tục của quá trình cắt giảm. Khá nhiều nhà phân tích cho rằng Hiệp ước START III đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cắt giảm VKHN kéo dài và có tính dự đoán giữa hai cường quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Tổng thống Bush muốn bảo toàn tính linh hoạt của lực lượng hạt nhân Mỹ và khả năng triển khai các đầu đạn hạt nhân trong kho trên thực tế. Điều này đã khiến hiệp ước START III không thể thực hiện.

Tóm lại, VKHN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới lần 2, tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chiến tranh lạnh, trật tự thế giới hai cực với sự đối đầu quyết liệt giữa hai siêu cường Liên Xô – Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực, thì số lượng, chủng loại loại vũ khí này phát triển vượt bậc; thậm chí số lượng chủ thể sở hữu VKHN cũng tăng. Đây không phải là loại vũ khí thông thường mà với sức mạnh hủy diệt của mình, đã trở thành một công cụ răn đe chính trị giữa các quốc gia. Sự xuất hiện của VKHN đã khiến quan hệ quốc tế thay đổi đáng kể, VKHN trở thành biểu tượng sức mạnh của một nước lớn, với tiềm lực quân sự quốc phòng vững mạnh.

Thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng kiến cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường, tạo ra một nền hòa bình mong manh bên miệng hố chiến tranh. Nỗi sợ một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện đã tác động mạnh đến dư luận quốc tế đòi hỏi các siêu cường phải cắt giảm VKHN. Việc đàm phán để xây dựng một khung pháp lý cơ bản cho tiến trình giải giáp VKHN là yêu cầu cấp bách; mà trước hết phải bắt đầu từ hai quốc gia sở hữu đến 95% số lượng VKHN trên thế giới. Hai cường quốc Mỹ - Nga (tiền thân là Liên Xô) đã tiến hành đàm phán một loạt các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược START I, START II, START III. Quá trình cắt giảm kho VKHN giữa hai Mỹ - Nga được chia theo từng giai đoạn, tuy nhiên, vì những tính toán lợi ích riêng, những bất đồng trong quá trình đàm phán, chỉ có Hiệp ước START I được thực hiện. Điều này khiến cho khung pháp lý có tính nền tảng cho quá trình giải giáp vũ khí của hai cường

quốc còn tương đối yếu, dẫn đến số lượng VKHN trên thế giới vẫn chưa được cắt giảm như mong đợi.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 30)